Xem sách hay

Quyền Lực Để Lãnh Đạo

Mua ở đâu?
Joseph S. Nye, Jr

Jeseph S.Nye, JR sinh ngày 19 tháng 1 năm 1937, tại South Orange, New Jersey, Mỹ. Ông đạt được tấm bằng cử nhân danh dự bậc cao nhất tại trường Đại học Princeton, hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tại Đọc học Oxford với học bổng Rhodes, và có bằng tiến sĩ ngành Khoa học …

“Một nhà lãnh đạo giỏi nhất khi mọi người hầu như không biết ông ta hiện hữu, không quá giỏi khi mọi người vâng lời và ca ngợi ông ta, và tệ hại nhất khi mọi người khinh miệt ông ta.” – Lão Tử, 630 trước Công nguyên

“Người ta nên được cả sợ hãi lẫn mến yêu, nhưng bởi vì rất khó để cùng lúc xảy ra hai điều ấy, nên được sợ hãi sẽ an toàn hơn được mến yêu… Như thế một hoàng tử nên tự mình làm cho người khác sợ hãi mình theo cách là nếu ông ta không có được lòng mến yêu từ kẻ khác, thì bằng mọi giá ông ấy phải tránh việc bị căm ghét.” – Machiavelli, 1513

Hai phần ba người Mỹ nói rằng xứ sở họ đang trong giai đoạn “khủng hoảng lãnh đạo”. Họ không tin ở các lãnh đạo của họ – dù đó là nhà chính trị, giám đốc, hiệu trưởng trường đại học hay người giám sát các cơ quan truyền thông. Trong từng lĩnh vực của 11 lĩnh vực khác nhau, không nhiều hơn 40% nói rằng họ đặt nhiều niềm tin ở lãnh đạo của mình. Đã từ rất lâu, người Mỹ có những tình cảm mâu thuẫn về lãnh đạo của họ, và vấn đề này không phải chỉ có ở Mỹ. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy việc này cũng xảy ra ở nhiều nước khác. Những sự việc như vậy có thể khiến một số người quên mất bởi vì không có gì mới, nhưng trong thực tế bối cảnh lãnh đạo đang thay đổi, và rất nhiều trong số các nhà lãnh đạo hôm nay đã không bắt kịp sự thay đổi này.

Cả quyền lực lẫn sự lãnh đạo đang thay đổi trong thế giới hôm nay. Tri thức là quyền lực, và càng có nhiều người có nhiều thông tin hơn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử loài người. Một cựu CEO của một công ty thiết bị y tế đa quốc gia lập luận rằng “thời đại đã chín muồi để xác định lại quyền lực cho thế kỷ 21. Mô hình lãnh đạo sản sinh từ quân sự vốn hoạt động rất tốt cách đây 50 năm giờ đây không còn là mô hình tốt nhất trước dân chúng nữa”. Cách đây vài thập niên, một số nhà lý thuyết đã đối chiếu quyền lực và lãnh đạo. Nhưng nếu ai đó nghĩ rằng quyền lực bao gồm quyền lực cứng mang tính cưỡng bách và quyền lực mềm có tính thu hút, thì lãnh đạo và quyền lực là hai thứ gắn chặt nhau, không thể tách rời. Tổng thống George W. Bush từng nói, “Tôi là người quyết định, và tôi quyết định điều gì tốt nhất”, nhưng việc lãnh đạo còn có nhiều điều hơn thế nữa.

Lãnh đạo có liên quan đến quyền lực, nhưng không phải tất cả các mối quan hệ quyền lực đều là ví dụ của lãnh đạo. Đánh bom kẻ thù để khuất phục là hoàn toàn khác với việc thu hút người khác đi theo mình. Tuy nhiên, một số lý thuyết hiện đại định nghĩa việc lãnh đạo đồng nghĩa với quyền lực mềm nhằm thu hút người khác, đã bỏ qua một phần khác của thực tế. Trong thực tế, sự lãnh đạo hiệu quả đòi hỏi sự kết hợp các kỹ năng của quyền lực mềm và cứng, và tôi gọi đó là quyền lực thông minh. Tỉ lệ kết hợp khác nhau tùy theo bối cảnh. Một nhà lãnh đạo doanh nghiệp có nhiều khả năng tiếp cận quyền lực cứng hơn trong việc sử dụng và sa thải người lao động; một hiệu trưởng trường đại học hay một nhà chính trị dân chủ cần phải dựa nhiều hơn vào quyền lực mềm để thu hút và thuyết phục người khác. Tôi đã giới thiệu khái niệm quyền lực mềm ở cuộc nói chuyện về chính trị quốc tế hai thập niên trước. Hiện nay, tôi nhận thấy những người khác cũng sử dụng những từ ngữ ấy trong các bài phát biểu của họ về việc lãnh đạo nhưng không phải luôn luôn theo cách thích hợp nhất.

Quyển sách này tìm hiểu mối quan hệ giữa quyền lực cứng và quyền lực mềm với công tác lãnh đạo. Có nhiều cách định nghĩa công tác lãnh đạo. Một con số gần đây là, có 221 định nghĩa từ thập niên 1920 đến thập niên 1990, trong đó những định nghĩa ở thời kỳ đầu nhấn mạnh khả năng của nhà lãnh đạo trong việc khắc họa ý chí của mình, còn những định nghĩa ở thời kỳ sau thì chú ý hơn đến tính hỗ trợ lẫn nhau trong mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo và quần chúng ủng hộ mình. Riêng tôi định nghĩa nhà lãnh đạo là những người giúp một tập thể đề ra và đạt được những mục tiêu cùng chia sẻ. Một số nhà lãnh đạo cố gắng áp đặt những mục tiêu của cá nhân mình cho tập thể, một số khác thì tập hợp các ý kiến từ tập thể, nhưng dù thế nào người lãnh đạo vẫn là người động viên dẫn dắt người khác đi đến mục tiêu. Công tác lãnh đạo là mối quan hệ xã hội gồm ba thành tố – người lãnh đạo, quần chúng ủng hộ, và bối cảnh trong đó hai bên tương tác lẫn nhau – và tôi sẽ khảo sát từng thành tố sau…

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?