Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế:
Các sinh viên trong lĩnh vực kinh tế và nhà quản lý công ty hiện đại học hỏi, nghiên cứu và làm việc trong một môi trường phức tạp và thú vị, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở mức độ cao, đòi hỏi các kỹ năng, kiến thức đáp ứng sự tương tác phức hợp và năng động giữa các nền kinh tế quốc gia, giữa các doanh nghiệp với các quy mô nguồn lực và vị thế khác nhau. Quốc gia và doanh nghiệp cần có khả năng bắt kịp được sự thay đổi đang diễn ra năng động trong môi trường chính trị, kinh tế, thể chế của cácc quốc gia, và sự tham gia của các nền kinh tế trong các thể chế, Hiệp định song phương, khu vực và toàn cầu.
Các quốc gia cần nắm được vị thế hiện tại của mình trong bản đồ phân công sản xuất quốc tế, để không ngừng nâng cấp khả năng nguồn lực để định vị mình trong các lĩnh vực có giá trị tăng cao của chuỗi giá trị toàn cầu.
Cách Doanh nghiệp cần hiểu được mình phải không ngừng cải tiến và nâng cấp nguồn lực và kỹ năng quản lý, và thực thi hiệu quả tổng hợp các lĩnh vực chuyên biệt của Doanh nghiệp, vận dụng tốt nhất các hỗ trợ của Chính phủ trong khuôn khổ quy định, các tiêu chuẩn, luật pháp quốc gia và quốc tế.
Cuốn sách cung cấp cho các sinh viên, các nhà quản lý công ty và các kiến thức cơ bản chi tiết về Quản trị kinh doanh Quốc tế, đặc biệt phần khảo cứu tình huống hiện đại, cung cấp cho các sinh viên và giới quản lý công ty những tình huống điển hình trong quản lý doanh nghiệp hiện đại, nhằm giúp các bạn gặt hái được kỹ năng phân tích, hoạch định các tình huống kinh doanh từ đơn giản đến phức tạp, giúp các bạn có cơ sở để thành công trong công việc quản lý kinh doanh đa dạng và phức tạp, mà các bạn sẽ gặp trong môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế.
Mục Lục:
Lời giới thiệu
Mục lục.
Chương 1: Kinh doanh quốc tế bối cảnh toàn cầu hoá diễn biến, thách thức và cơ hội
Các lực kinh tế điều phối toàn cầu
Các lực văn hoá và chính trị
Tác lực công nghệ và cạnh tranh cải tiến toàn cầu
Thách thức của môi trường, đáp ứng đồng thời nhiều tác lực
Thách thức về chiến lược và tổ chức
Tình huống 1: Vườn ươm các nỗ lực xuất khẩu
Tình huống 2: Cái nhìn mới về sự bế tắc của tự do thương mại.
Chương 2: Lý thuyết về thương mại và đầu tư quốc tế
Thuyết trọng thương
Thuyết thương mại cổ điển
Thuyết thương mại về thâm dụng yếu tố
Thuyết về “dòng sản phẩm tương tự” của Linder
Thuyết “đầu tư và chu kỳ sản phẩm quốc tế”
Thuyế thương mại mới
Thuyết đầu tư quốc tế
Tình huống 1: Mâu thuận thương mại ở các nền công nghiệp công nghệ cao
Tình huống 2: FTA-AT bản dự phòng cho Doha.
Chương 3: Thị trường tài chính quốc tế
Thị trường tiền tệ
Hệ thống tiền tệ quốc tế
Cấu trúc thị trường ngoại tệ
Thị trường tiền tệ quốc tế
Các thị trường vốn quốc tế
Ngân hàng quốc tế và dịch vụ vay quốc tế
Thị trường chứng khoán quốc tế
Tình huống 1: Hãng Honda nói rằng đồng yên mạnh hơn sẽ làm giảm doanh thu và thị trường yếu sẽ kìm hãm giá xe hơi
Tình huống 2: Bắc cầu cho vốn.
Chương 4: Hoạt động kinh tế quốc tế của quốc gia cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán
Các tài khoản của BOP
Các cân thanh toán tổng thể
Cán cân thanh toán động
Tình huống: Cán cân thanh toán Hoa Kỳ.
Chương 5: Môi trường chính trị luật pháp và kinh tế
Môi trường luật pháp
Môi trường chính trị
Môi trường kinh tế
Các vấn đề kinh tế then chốt ở các quốc gia công nghiệp và các quốc gia đang phát triển
Các lực bên ngoài tác động sự phát triển
Tình huống 1: Sử dụng cấm vận kinh tế
Tình huống 2: Ai sẽ mang đến mùa xuân hậu WTO?
Chương 6: Cách thức về văn hoá
Văn hoá
Các thành phần của văn hoá
Thách thức về huấn luyện
Tình huống 1: Tìm hiểu lối sống của người nước ngoài
Tình huống 2: Văn hoá doanh nghiệp thời hội nhập.
Chương 7: Nền kinh tế thị trường mới nổi và các doanh nghiệp nhà nước
Các nền kinh tế thị trường mới nổi
Các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân hoá
Tư nhân hoá
Tình huống 1: Giáo dục là chìa khoá đến thành công thị trường
Tình huống 2: Tư nhân hoá diễn biến toàn cầu
Tình huống 3: Cổ phần hoá DNNN rườm rà và phức tạp.
Chương 8: Quản trị nguồn nhân lực quốc tế
Quản lý nhà quản lý
Quản lý nhân viên
Tình huống 1: “Sốc” văn hoá ở nước bản địa: làm việc cho chủ người nước ngoài
Tình huống 2: Tuyển chọn ứng viên để làm việc ở nước ngoài
Tình huống 3: “làn sóng” trở về – đã và đang trở về.
Chương 9: Tổ chức và kiểm soát trong kinh doanh quốc tế
Thiết kế cấu trúc tổ chức
Công tác kiểm soát trong tổ chức
Tình huống 1: Khi toàn cầu hoá có nghĩa là “chuyển ra nước ngoài”
Tình huống 2: Các công cụ hợp tác để thay đổi hướng tới mục tiêu kinh doanh mới.
Chương 10: Quản trị tiếp thị quốc tế
Chọn thị trường mục tiêu
Quản trị tiếp thị quốc tế
Tình huống 1: Suy nghĩ toàn cầu, lợi nhuận địa phương
Tình huống 2: Nhãn hiệu quốc gia, cạnh tranh toàn cầu
Tình huống 3: Tạo dấu ấn thương hiệu qua dịch vụ khách hàng.
Chương 11: Quản trị tài chính quốc tế
Ngân sách vốn quốc tế
Cấu trúc vốn các vấn đề quốc tế
Tài trợ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
Quản lý rủi ro tài chính
Quản lý rủi ro ngoại tệ
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ và lãi suất
Tình huống 1: Lợi ích của các biện pháp kiểm soát vốn
Tình huống 2: Nơi các dòng FDI đổi về.
Chương 12: Hội nhập kinh tế quốc tế
Các hình thức hội nhập
Các điều chỉnh liên quan hội nhập kinh tế
Chủ nghĩa khu vực và quốc gia
Tình huống 1: Một nỗ lực hợp tác mới cho thế kỷ Thái Bình Dương
Tình huống 2: G8 – phép thử xấu cho 3 vấn đề.
Chương 13: Công ty đa quốc gia
Hiện tượng công ty đa quốc gia
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Vai trò của FDI
Phương thức hoạt động của công ty đa quốc gia
Các khuyến nghị
Tình huống 1: Hợp lực để tìm lợi nhuận ở Châu Âu
Tình huống 2: 500 công ty lớn nhất toàn cầu 2006.
Chương 14: Hội nhập kinh tế của Việt Nam
Tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam
ASEAN – AFTA
Hiệp định thương mại Việt Mỹ
Quan hệ thương mại Việt Nam – EU
Diễn đàn Á Âu – ASEM
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương
Tình huống: Lợi thế “nhân công giá rẻ” lợi cho ai?
Chương 15: Tổ chức WTO
GATT – hiệp định chung về thuế quan và thương mại
WTO: Chức năng và nhiệm vụ
WTO: Cơ cấu và hoạt động
TRIMS – Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
GATS – Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
Cam kết tực do hoá trong GATS
Tình huống 1: Việt Nam trước ngưỡng cửa WTO
Tình huống 2: Việt Nam gia nhập WTO. Những thách thức “bị nuốt chứng”.
Mời bạn đón đọc.