Bạn đang có con ở độ tuổi 0-3? Đã bao giờ bạn cảm thấy bế tắckhi bạn nói con không nghe và bạn không muốn nghe con nói? Nếu bạn gặp phải rắcrối như vậy thì đây chính là cuốn sách dành cho bạn.
“Phương pháp giáo dục sớm Montessori cho trẻ từ 0-3 tuổi” sẽcung cấp cho bạn những kiến thức về tâm sinh lý của trẻ trong giai đoạn này, gópphần tháo gỡ những băn khoăn, lo lắng của bạn. Đọc cuốn sách, bạn sẽ biết đượccách quan sát trẻ và hiểu ra rằng tất cả những dấu hiệu “bướng bỉnh” đó của trẻluôn nằm trong quy luật phát triển bình thường của chúng.
Thông điệp của cuốn sách là không áp đặt, không làm hộ,không quát mắng, bố mẹ giống như một người bạn đồng hành giúp đỡ trẻ, nhằm thúcđẩy trẻ phát lộ những khả năng tiềm ẩn và trao cho trẻ quyền được quyết định cuộcđời mình – dù chúng chỉ là những đứa trẻ lên 3!
Bất kỳ đứa trẻ nào cũng được trang bị khả năng tự mình làmđược. Để tin tưởng và mở rộng khả năng của trẻ, chỉ cần người lớn chúng takhông quên lập trường “giúp đỡ một chút” thì trẻ sẽ hoạt động một cách đầy nănglượng và người lớn có thể mỉm cười hằng ngày.
Trong cuốn sách này tác giả có viết nhiều về những bí mậtgiúp trẻ em cũng như người lớn trở nên vui vẻ. Tất nhiên, việc nuôi dạy trẻtrong thực tế sẽ có những điều không giống như vậy, nhưng khi đọc xong cuốnsách này, chắc hẳn bạn sẽ nhìn nhận hành động của con cái theo cách nhìn mới mẻhơn. Chúng ta sẽ hiểu được rằng những hành động không rõ nguyên nhân hoặc việcnghịch ngợm của trẻ đều có ý nghĩa của nó.
Tất cả mọi đứa trẻ đều có khả năng phát triển chính mình(năng lực giáo dục tự thân). Đó không phải là giáo dục kiểu người lớn dạy trẻem hoàn toàn cho đến khi chúng hiểu. Bản thân trẻ em biết được năng lực của bảnthân mình và để nâng cao năng lực đó, trẻ sẽ thực hiện những hành động mà ngườilớn luôn tự hỏi rằng “tại sao trẻ lại như vậy”, hay trẻ sẽ lặp đi lặp lại nhữnghành động giống nhau. Cách suy nghĩ như trên đang trở thành giả định mang tínhtiền đề. Sau khi trẻ trải qua nhiều lần thất bại rồi vừa làm vừa sửa thì trẻ sẽngày càng thuần thục hơn. Việc người lớn tin tưởng vào năng lực của trẻ, theosát trẻ thì đó chính là sự tôn trọng lớn nhất dành cho trẻ. Vì vậy, giáo dụcMontessori là phương pháp tin vào năng lực bên trong của trẻ, để tăng cường nó,người lớn sẽ đóng vai trò là người xây dựng môi trường, theo sát trẻ, còn nhânvật chính là trẻ em. Người lớn chỉ tham gia với vai trò hỗ trợ.
Nuôi dạy trẻ không phải là bắt chước theo các cơ sở cóchuyên môn, rồi trang bị giáo cụ nuôi dạy trong gia đình. Chúng ta cần bắt đầutừ việc có suy nghĩ: “tiếp nhận trẻ”, “tin tưởng trẻ”, “tôn trọng trẻ”, “học từtrẻ” – đây là tinh thần học được từ giáo dục Montessori. Xuất phát từ suy nghĩvà tinh thần như trên, bố mẹ hãy cùng trẻ chia sẻ những cảm xúc, để có được cáinhìn đúng đắn và ấm áp hơn trong việc nuôi dạy trẻ.
-Tác giả: Kannari Miki : đã trải qua 4 năm làm việc ở trườngmầm non, 2 năm làm việc tại phòng chăm sóc bệnh nhi, sau đó làm việc 7 năm tạitrường mầm non nổi tiếng với phương pháp giáo dục Montessori là Waseda FrontierKids. Tháng 12 năm 2009 cùng với việc thành lập trường Frontier Kids ởKawadachou và bà trở thành hiệu trưởng trường này.
Để thực hành giáo dụcMontessori hơn nữa, bà đã lấy chứng chỉ giáo viên Montessori, thôi giữ chức hiệutrưởng, trở về công việc đứng lớp và làm việc như là người đứng đầu trong hệ thốngMedicare Montessori Nursery School. Với sự thông thạo về thực tế của giáo dụcMontessori, bà đang nỗ lực để nâng cao hiểu biết không chỉ là đến trẻ em mà làcả các bậc cha mẹ. Hiện tại bà có một con.
Mời bạn đón đọc.