Phê Phán Năng Lực Phán Đoán (Mỹ Học Và Mục Đích Luận):
Kết thúc công cuộc phê phán lý tính của Kant, vừa có chức năng hệ thống như là cầu nối giữa lý thuyết và thực hành, vừa có chức năng nhiên cứu về hai lĩnh vực mới mẻ: mỹ học và mục đích luận về tự nhiên. Lần đầu tiên được dịch, giới thiệu và chú giải cặn kẽ.
Do chủ đề và chất liệu nghiên cứu, quyển phê phán thứ ba này bộc lộ rõ hơn những nét tài hoa của Kant. Xin bạn đọc hãy cầm lấy quyển sách, đọc và thưởng thức nó như một công trình nghệ thuật vì tác giả, quả đã “góp nhặt cát đá” để xây nên cả một toà Kim ốc. Triết học, nghệ thuật, tự nhiên vốn có duyên kỳ ngộ. Có khi chúng giao thoa, giao hoà được với nhau. Như ở đây. Ở tầng cao.
Nội dung:
Lời tựa cho lần xuất bản thứ nhất (1790)
Lời dẫn nhập
1. Về việc phân chia nội dung của triết học
2. Về “lĩnh vực” của triết học nói chung
3. Phê phán năng lực phán đoán như là một phương tiện nối kết hai bộ phận của triết học thành một toàn bộ
4. Năng lực phán đoán như là một quan năng ban bố quy luật tiên nghiệm
5. Nguyên tắc vẽ tính hợp mục đích hình thức của giới Tự nhiên là một nguyên tắc siêu nghiệm của năng lực phán đoán
6. Về việc nối kết tình cảm vui sướng với khái niệm về tính hợp mục đích của Tự nhiên
7. Biểu tượng thẩm mỹ về tính hợp mục đích của Tự nhiên
8. Biểu tượng logic về tính hợp mục đích của Tự nhiên
9. Sự nối kết các việc ban bố quy luật của giác tính và lý tính thông qua năng lực phán đoán
Phân chia nội dung của toàn bộ tác phẩn:
PHẦN MỘT: PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN THẨM MỸ
Chương 1: Phân tích pháp về năng lực của phán đoán thẩm mỹ
Quyển I: Phân tích pháp về cái đẹp
Quyển II: Phân tích pháp về cái cao cả
Chương 2: Biện chứng pháp của năng lực phán đoán thẩm mỹ
PHẨN HAI: PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN MỤC ĐÍCH LUẬN
Chương 1: Phân tích pháp về năng lực phán đoán mục đích luận
Chương 2: Biện chứng pháp của năng lực phán đoán mục đích luận
Học thuyết về phương pháp của năng lực phán đoán mục đích luận
Nhận xét chung về mục đích luận.
Mời bạn đón đọc.
(Thứ Sáu, 02/02/2007)
Năng lực tự do của tâm hồn…
TT – Đọc sách triết giống như một kẻ lữ hành đi trên sa mạc, ốc đảo ở ngay trước mắt mà đi mãi không tới. Huống chi sách triết của I. Kant (1724-1804) trĩu nặng tư tưởng và dằng dặc câu chữ.
Bạn đọc Việt “nghiệp dư” nhất dẫu sao cũng có cái may được thử một lần mạo hiểm với bộ ba phê phán của một triết gia đại thụ bắc nhịp cầu tư tưởng sang thời hiện đại, qua các bản dịch và chú giải của Bùi Văn Nam Sơn.
Bằng Phê phán lý tính thuần túy (NXB Văn Học 2004), Kant vạch ra giới hạn của nhận thức để con người có thể tự hào về khả năng hiểu biết của mình trước tự nhiên. Với Phê phán lý tính thực hành (NXB Tri Thức sắp xuất bản), Kant vạch ra giới hạn của luân lý để con người có thể khát khao tự do bằng ý chí mãnh liệt. Còn Phê phán năng lực phán đoán (NXB Tri Thức) có nhiệm vụ vạch ra giới hạn của xúc cảm thẩm mỹ, thiết lập điều kiện cho mỹ học và nhân học với tính cách là một khoa học nhằm trả lời câu hỏi tối hậu: “Con người là gì?”.
Đối với Kant, “năng lực phán đoán” là cầu nối giữa hiểu biết và ham muốn, những lĩnh vực vừa vô tận vừa hữu hạn. Con người có thể dùng sự hiểu biết để đạt đến tự do không nếu ham muốn luôn phải chế ngự? Con người có thể dùng sự khao khát tự do để đạt đến nhận thức toàn thể không nếu hiểu biết là có giới hạn?
Trong nghệ thuật, hiểu biết và ham muốn hòa quyện, chẳng hạn thi ca, nó “tăng sức mạnh cho tâm hồn bằng cách làm cho tâm hồn cảm nhận được năng lực tự do”. Đấy là lý do Kant soạn công trình phê phán thứ ba này và cũng là lý do để chúng ta đọc nó (với một sự lao tâm cần thiết) như một tác phẩm nghệ thuật đã “đặt cơ sở mới mẻ thật sự có ý nghĩa vạch thời đại cho mỹ học”.
HÀ HUY TUẤN
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Đọc sách Suối Nguồn (*): “Số lượng người” không thể thay cho chân lý | ||
“Đây là cuốn sách đứng đầu bảng xếp hạng những tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 do Báo New York Time công bố theo bình chọn của độc giả”, một biên tập viên Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu khi chuyển cho tôi xem bản dịch tiểu thuyết Suối Nguồn (Fountainhead) trước khi nó được in. Tôi không tin mấy vào những lời giới thiệu nghe “quen quen” như vậy, nhưng khi đọc cuốn sách, tôi bị cuốn hút, từ trang đầu cho đến trang cuối, đến mức vừa đọc vừa mong cho cuốn sách tiếp tục dài ra, mặc dù nó đã dài đến gần… 1.200 trang. Howard Roard, nhân vật chính của tiểu thuyết, là một kiến trúc sư chưa bao giờ có bằng cấp. Một giáo sư khi nhìn bản đồ án của chàng sinh viên 22 tuổi này đã phải thốt lên “đây là một thiên tài”, nhưng anh đã bị đuổi học một năm trước khi tốt nghiệp, vì anh không chấp nhận việc “lấy số lượng người thay cho nội dung chân lý”. Nhà trường tuyên bố: “Mỗi phong cách thiết kế của quá khứ là một mỏ vàng. Chúng ta chỉ có thể lựa chọn từ những gì các nhà thiết kế vĩ đại đã nghĩ ra. Chúng ta là ai mà dám đòi cải tiến?”. Còn anh thì: “em muốn trở thành một kiến trúc sư, chứ không phải một nhà khảo cổ”. Anh chấp nhận bị đuổi học, ở đó không còn gì để cho anh học nữa. Với một niềm tin sắt đá vào chính bản thân mình, anh đã bước vào đời để chống chọi với số đông những kẻ “thứ sinh”, dù họ nổi tiếng và có quyền lực đến đâu, dù họ đông đến bao nhiêu anh cũng không lùi bước. Người đọc hồi hộp, bất lực, đau đớn rồi hào sảng theo từng bước đi của Roard. Với tài năng bẩm sinh, anh có thừa khả năng để dễ dàng thành đạt, nhưng anh đã vào đời bằng “cửa hẹp”. Henry Cameron, một kiến trúc sư vĩ đại, sự vĩ đại mới mẻ mà nước Mỹ non trẻ vừa bắt đầu chấp nhận, rồi Xem thêm nhiều hơn Thu gọn |