Phật giáo Việt Nam là Phật giáo được bản địa hoá khi đi du nhập từ Ấn Độ và Trung Quốc vào nước ta. Vì thế, Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm khác biệt so với Phật giáo nguyên thuỷ và Phật giáo của các khu vực khác trên thế giới.
Phật giáo cũng là tôn giáo có ảnh hưởng rộng nhất ở Việt Nam. Số lượng tăng sĩ xuất gia đã vượt qua con số ba triệu người, số tín đồ thường xuyên đến chùa và tham gia các Phật sự khoảng mười triệu người, số người chịu ảnh hưởng trực tiếp của Phật giáo lên đến vài chục triệu, còn những ảnh hưởng gián tiếp thì có thể thấy được hầu như trong toàn bộ nền văn hoá Việt. Giáo lý nhà Phật vì thế đã thấm nhuần nếp nghĩ, lối sống cũng như thói quen sinh hoạt của hầu hết người dân Việt. Vậy nên dấu ấn Phật giáo trong văn hoá Việt, trong thế giới quan và nhân sinh quan của người Việt khá đậm nét, đặc biệt là trong phương châm sống, trong cách đối nhân xử thế.
Cuốn sách “Phật tâm tuệ ngữ” được hệ thống những châm ngôn sâu sắc, những giáo lý thấm đượm tình nhân ái, những lời răn dạy, những trích dẫn trong Kinh Phật, thể hiện cái nhìn nhân hậu về hiện thực cuộc sống sẽ đem đến cho bạn đọc một món ăn tinh thần thanh đạm, có sức mạnh cảm hoá lòng người và bồi dưỡng cho tâm hồn mỗi chúng ta thêm cao đẹp, trong sáng để sống “Tốt đời đẹp Đạo”.
Mục lục:
Lời nói đầu
Chương 1: Xử thế
Thiên đường và địa ngục
Hoà vui với người khác, làm đẹp bản thân
Tôn trọng sinh mạng
Bồi dưỡng khí chất tốt đẹp
Phiền não chính là Bồ-đề
Nuôi dưỡng tình yêu trong sáng
Kiếm tìm hạnh phúc vĩnh hằng
Giá trị đích thực của cuộc sống
Vượt qua giới hạn thời gian
Tôn trọng bản thân
Vứt bỏ cái tôi, hiển lộ cái tôi chân thực
Nuôi dưỡng tâm thái an lành
Chương 2: Khai tuệ
Nơi đâu cũng là thiền
Thiện căn ở tại lòng ta
Thiền chính là tự tâm
Tu tập Chánh đạo
Sáu căn thanh tịnh không ô nhiễm
Diệt hết vọng niệm
Tự mình quán xét tỏ ngộ
Tâm khổ chính là nỗi khổ lớn nhất
Con người tất bật trong dòng chảy thời gian
Đạo vốn không hình tướng
Trí tuệ sáng suốt tự chiếu
Không chấp hình tướng, thân là giả tạm
Cảnh do tâm tạo
Dụng công thay đổi bản thân
Phụ lục: Pháp sư khai ngộ
Mời bạn đón đọc.