<A o
(SGGP Ngày 25/03/2007) | – “Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản trị xí nghiệp” (tác giả Dương Quang Thiện – NXB Tổng hợp TPHCM): Bộ sách gồm hai tập, trình bày có hệ thống về xây dựng các hệ thống thông tin quản trị xí nghiệp số (digital firm). Sách cung cấp những kiến thức cần thiết cho các kỹ sư công nghệ thông tin, những giám đốc xí nghiệp muốn tin học hóa nghiệp vụ quản trị và kế toán viên… Tập 1: “Kế toán đại cương và các hệ thống thông tin quản trị xí nghiệp số” trình bày những kiến thức nền tảng về kế toán, tổng quát các hệ thống thông tin có tính “sống còn” của xí nghiệp. Đó là hệ thống thông tin kế toán (AIS), hệ thống quan hệ khách hàng (CRM), hệ thống hoạch định nguồn lực xí nghiệp (ERP), hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng (SCM)…
Tập 2: “Tin học hóa hệ thống thông tin kế toán”, tác giả đi sâu phân tích hệ thống thông tin kế toán AIS trong môi trường thương mại điện tử, quản lý tồn kho, xử lý đơn hàng và tiêu thụ, tính hóa đơn, công nợ và thu chi tiền mặt… Phần trình bày về hệ thống tình báo và quản lý tri thức, về việc kiểm soát, kiểm tra hệ thống thông tin và vấn đề đạo đức kinh doanh đặc biệt thú vị. PHỤNG LÊ |
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Hệ Thống Thông Tin Kế Toán – Tập 2
(Thứ Sáu, 06/04/2007)Sách mới của kỹ sư Dương Quang Thiện <IMG class=lImage o
(Thứ Sáu, 06/04/2007)Sách mới của kỹ sư Dương Quang Thiện TTO – Kỹ sư Dương Quang Thiện vừa ra mắt hai tập đầu của bộ sách Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản trị xí nghiệp, lĩnh vực mà tác giả miệt mài nghiên cứu từ khi còn là kỹ sư hệ thống của Công ty IBM trên 40 năm trước. Sách dành cho những kỹ sư công nghệ thông tin chưa có hiểu biết về kế toán tài chính (do chương trình đào tạo đại học hiện còn nhiều khiếm khuyết), những giám đốc xí nghiệp muốn tin học hóa nghiệp vụ quản trị nhưng chưa có hiểu biết về công nghệ thông tin và dành cho những kế toán viên, những người sẽ phải tham gia tích cực vào việc thiết kế hệ thống thông tin trong thời đại Internet và toàn cầu hóa. Hai tập đầu mang tên Kế toán đại cương và các hệ thống thông tin quản trị xí nghiệp số và Tin học hóa hệ thống thông tin kế toán (ảnh). H.N.G.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Nhiều cung bậc tình yêu trong sách mùa Valentine
(Thứ năm, 14/2/2008) Một gã biến thái tâm lý liệu có rung động thật sự? Tình yêu và tình dục hòa hợp ra sao? Tỏ tình thế nào cho thật cảm động? Nhiều đầu sách mới trong Ngày tình nhân 2008 chứa đủ những cung bậc mạnh mẽ và dịu dàng như thế. Nhật ký phi thường của tác giả Từ Triệu Thọ (Trung Quốc), NXB Văn Học, dịch giả Trần Quỳnh Hương là một đầu sách đáng chú ý dành cho giới trẻ trong ngày 14/2 năm nay. Đây là tiểu thuyết tâm lý giới tính đầu tiên của sinh viên đại học Trung Quốc đương đại, và là một trong những tác phẩm best-seller của năm 2002, được sinh viên nước này rất yêu thích. Tác phẩm là câu chuyện của chàng sinh viên Lâm Phong nhà quê, nhút nhát. Cậu luôn khao khát có được tình yêu, nhưng lại mang nặng nỗi mặc cảm về sự thấp kém của bản thân. Là người có đời sống nội tâm phong phú, Lâm Phong chỉ dám nghĩ đến chữ “tình” trong tâm tưởng. Đến ngày kia, cậu yêu một người phụ nữ lớn tuổi hơn mình và đã có chồng. Lâm Phong còn được tác giả miêu tả như kẻ biến thái về tâm lý. Cậu trộm đồ lót, giấy vệ sinh, xin tất của con gái về… làm kỷ niệm. Ý thức được sự bệnh hoạn của mình, tâm hồn Lâm Phong luôn sống trong day dứt. Sự giằng xé giữa ham muốn tình dục, chung đụng thể xác với nỗi khốc liệt của tình yêu trong sáng của một lớp người trẻ tuổi đang ngồi trên ghế giảng đường, đã biến Nhật ký phi thường
(Thứ năm, 14/2/2008) Một gã biến thái tâm lý liệu có rung động thật sự? Tình yêu và tình dục hòa hợp ra sao? Tỏ tình thế nào cho thật cảm động? Nhiều đầu sách mới trong Ngày tình nhân 2008 chứa đủ những cung bậc mạnh mẽ và dịu dàng như thế. Nhật ký phi thường của tác giả Từ Triệu Thọ (Trung Quốc), NXB Văn Học, dịch giả Trần Quỳnh Hương là một đầu sách đáng chú ý dành cho giới trẻ trong ngày 14/2 năm nay. Đây là tiểu thuyết tâm lý giới tính đầu tiên của sinh viên đại học Trung Quốc đương đại, và là một trong những tác phẩm best-seller của năm 2002, được sinh viên nước này rất yêu thích. Tác phẩm là câu chuyện của chàng sinh viên Lâm Phong nhà quê, nhút nhát. Cậu luôn khao khát có được tình yêu, nhưng lại mang nặng nỗi mặc cảm về sự thấp kém của bản thân. Là người có đời sống nội tâm phong phú, Lâm Phong chỉ dám nghĩ đến chữ “tình” trong tâm tưởng. Đến ngày kia, cậu yêu một người phụ nữ lớn tuổi hơn mình và đã có chồng. Lâm Phong còn được tác giả miêu tả như kẻ biến thái về tâm lý. Cậu trộm đồ lót, giấy vệ sinh, xin tất của con gái về… làm kỷ niệm. Ý thức được sự bệnh hoạn của mình, tâm hồn Lâm Phong luôn sống trong day dứt. Sự giằng xé giữa ham muốn tình dục, chung đụng thể xác với nỗi khốc liệt của tình yêu trong sáng của một lớp người trẻ tuổi đang ngồi trên ghế giảng đường, đã biến Nhật ký phi thường trở thành cuốn sách cảm động, mang tính nhân bản cao về hai chữ: tình và dục.
| Một vài đầu sách mới, phát hành đúng dịp Lễ tình yêu. |
Một đầu sách dịch hay nữa là tập truyện Tình nhân của tác giả Janusz L. Wisniewski, Ba Lan. Tình nhân là chuỗi các truyện ngắn mà chìa khóa của chúng là hội chứng chu kỳ của phụ nữ. Thực chất, đó còn là chu kỳ của cuộc sống. Janusz L. Wisniewski được biết đến nhiều nhất với tiểu thuyết nổi tiếng Cô đơn trên mạng. Thế nhưng, ông khẳng định, Tình nhân mới là cuốn sách ưng ý nhất của ông. Trong tập truyện, nhà văn thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc và độc đáo những suy nghĩ, khám phá về thế giới tâm hồn của người phụ nữ qua cái nhìn của một người đàn ông. Trên kệ sách mùa Valenine năm nay, sách dịch vẫn nổi trội hơn sách trong nước. Một vài tác phẩm về tình yêu trong nước mới phát hành, đáng chú ý, có thể kể đến Người đàn bà bí ẩn của Phạm Thị Ngọc Liên, và Truyện ngắn 198X của nhiều tác giả trẻ. Một tập sách là sự dịu dàng, đằm thắm về mối gắn kết, liên hệ muôn thuở giữa đàn ông và đàn bà. Còn một tập sách là sự bùng nổ, “nổi loạn”, chất chứa nhiều hoang hoải, đắm say của những mối tình “khi người ta trẻ”. Bên cạnh các đầu sách văn học “nặng ký” trên, còn nhiều tựa sách sống đẹp mới toanh do NXB Trẻ phát hành, mang cung bậc nhẹ nhàng, tinh tế và giàu xúc cảm: I love you (Nhã Nam tuyển chọn), Quà tặng dành cho người đang yêu (Nhóm Nhân văn), Kể mãi chuyện tình yêu (tác giả Nguyễn Thị Thương)… Những lời nói ngọt ngào, mẩu chuyện sâu sắc trong các tập sách là thông điệp dành cho những ai đã, đang và sẽ yêu: “Cách nhanh nhất để nhận được tình yêu là cho đi. Cách nhanh nhất để đánh mất tình yêu là níu giữ thật chặt. Và chắp cho nó đôi cánh là cách tốt nhất để giữ được tình yêu mãi mãi” (Nikolai M.Karamzin). Trên báo Thanh Niên Bắc Kinh ra ngày 24/6/2002, một nhà phê bình nêu cảm nhận về tiểu thuyết Nhật ký phi thường như sau: “Nếu các tác phẩm như thế này ra đời sớm hơn, cùng với sự đánh giá và hướng dẫn của xã hội, những kẻ bi quan, kẻ tự ti, kẻ tự tử, kẻ thủ dâm sẽ giảm đi rất nhiều, trong đó bao gồm cả bản thân tôi; phương pháp giáo dục mở đã phát huy vai trò quan trọng như thế đối với sự hình thành nhân cách lành mạnh và sự vun đắp thế giới tinh thần cao đẹp. Xét về ý nghĩa này, có lẽ Nhật ký phi thường sẽ giúp những con người tự ti trở nên lạc quan, yêu đời hơn rất nhiều”.
| Nhật ký phi thường bóc trần nỗi ám ảnh về tình dục, và bộc lộ nỗi khao khát tình yêu. |
|
Anh Vân
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ
(Thứ năm, 21/02/2008) Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (truyện dài, phần 1) Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là tác phẩm mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Ở cuốn sách này, nhà văn chọn một lối viết không giống những tác phẩm trước đây của anh. Lồng vào những trang văn dí dỏm về hồi ức tuổi thơ, có nhiều đoạn, tác giả sử dụng hình thức tạp bút để trình bày những cảm nhận của một người lớn tuổi khi ngẫm nghĩ về thời thơ ấu. Có lẽ vì vậy, ở bìa 4 của cuốn sách, anh ghi: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”. Bên cạnh cuốn truyện dài Tôi là Bêtô – best-seller của NXB Trẻ mùa hè 2007, và được bạn đọc báo Người Lao Động bình chọn là cuốn sách hay nhất năm 2007, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ hứa hẹn là một cuốn sách “nóng” của mùa hè năm 2008. Sách do NXB Trẻ phát hành lần đầu tiên tại Hội sách TP HCM năm nay. |
“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ…” Robert Rojdesvensky
Chương : tóm lại là đã hết một ngày Một ngày, tôi chợt nhận thấy cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt. Năm đó tôi tám tuổi. Sau này, tôi cũng nhiều lần thấy cuộc sống đáng chán khi thi trượt ở tuổi mười lăm, thất tình ở tuổi hăm bốn, thất nghiệp ở tuổi ba mươi ba và gặt hái mọi thành công ở tuổi bốn mươi. Nhưng tám tuổi có cái buồn chán của tuổi lên tám. Đó là cái ngày không hiểu sao tôi lại có ý nghĩ rằng cuộc sống không có gì để mà chờ đợi nữa. Rất nhiều năm về sau, tôi được biết các triết gia và các nhà thần học vẫn đang loay hoay đi tìm ý nghĩa của cuộc sống và tới Tết Ma Rốc họ cũng chưa chắc đã tìm ra. Nhưng năm tôi tám tuổi, tôi đã thấy cuộc sống chả có gì mới mẻ để khám phá. Vẫn ánh mặt trời đó chiếu rọi mỗi ngày. Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm. Trên mái nhà và trên các cành lá sau vườn, gió vẫn than thở giọng của gió. Chim vẫn hót giọng của chim. Dế ri ri giọng dế, gà quang quác giọng gà. Nói tóm lại, cuộc sống thật là cũ kỹ. Cuộc sống của tôi còn cũ kỹ hơn nữa. Mỗi đêm, trước khi đi ngủ, tôi đã biết tỏng ngày mai những sự kiện gì sẽ diễn ra trong cuộc đời tôi. Tôi kể ra nhé: Sáng, tôi phải cố hết sức để thức dậy trong khi tôi vẫn còn muốn ngủ tiếp. Tất nhiên là trước đó tôi vẫn giả vờ ngủ mê mặc cho mẹ tôi kêu khản cả giọng rồi lay lay người tôi, nhưng dĩ nhiên tôi vẫn trơ ra như khúc gỗ cho đến khi mẹ tôi cù vào lòng bàn chân tôi. Khi đặt chân xuống đất rồi, tôi phải đi đánh răng rửa mặt, tóm lại là làm vệ sinh buổi sáng trước khi bị ấn vào bàn ăn để uể oải nhai chóp chép một thứ gì đó thường là không hợp khẩu vị. Mẹ tôi luôn luôn quan tâm đến sức khỏe và cụ thể hóa mối quan tâm của mình bằng cách bắt tôi (và cả nhà) ăn những món ăn có nhiều chất dinh dưỡng trong khi tôi chỉ khoái xực những món mà bà cho rằng chẳng bổ béo gì, như mì gói chẳng hạn…
Nguyễn Nhật Ánh
(Thứ năm, 21/02/2008) Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (truyện dài, phần 1) Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là tác phẩm mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Ở cuốn sách này, nhà văn chọn một lối viết không giống những tác phẩm trước đây của anh. Lồng vào những trang văn dí dỏm về hồi ức tuổi thơ, có nhiều đoạn, tác giả sử dụng hình thức tạp bút để trình bày những cảm nhận của một người lớn tuổi khi ngẫm nghĩ về thời thơ ấu. Có lẽ vì vậy, ở bìa 4 của cuốn sách, anh ghi: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”. Bên cạnh cuốn truyện dài Tôi là Bêtô – best-seller của NXB Trẻ mùa hè 2007, và được bạn đọc báo Người Lao Động bình chọn là cuốn sách hay nhất năm 2007, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ hứa hẹn là một cuốn sách “nóng” của mùa hè năm 2008. Sách do NXB Trẻ phát hành lần đầu tiên tại Hội sách TP HCM năm nay. |
“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ…” Robert Rojdesvensky
Chương : tóm lại là đã hết một ngày Một ngày, tôi chợt nhận thấy cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt. Năm đó tôi tám tuổi. Sau này, tôi cũng nhiều lần thấy cuộc sống đáng chán khi thi trượt ở tuổi mười lăm, thất tình ở tuổi hăm bốn, thất nghiệp ở tuổi ba mươi ba và gặt hái mọi thành công ở tuổi bốn mươi. Nhưng tám tuổi có cái buồn chán của tuổi lên tám. Đó là cái ngày không hiểu sao tôi lại có ý nghĩ rằng cuộc sống không có gì để mà chờ đợi nữa. Rất nhiều năm về sau, tôi được biết các triết gia và các nhà thần học vẫn đang loay hoay đi tìm ý nghĩa của cuộc sống và tới Tết Ma Rốc họ cũng chưa chắc đã tìm ra. Nhưng năm tôi tám tuổi, tôi đã thấy cuộc sống chả có gì mới mẻ để khám phá. Vẫn ánh mặt trời đó chiếu rọi mỗi ngày. Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm. Trên mái nhà và trên các cành lá sau vườn, gió vẫn than thở giọng của gió. Chim vẫn hót giọng của chim. Dế ri ri giọng dế, gà quang quác giọng gà. Nói tóm lại, cuộc sống thật là cũ kỹ. Cuộc sống của tôi còn cũ kỹ hơn nữa. Mỗi đêm, trước khi đi ngủ, tôi đã biết tỏng ngày mai những sự kiện gì sẽ diễn ra trong cuộc đời tôi. Tôi kể ra nhé: Sáng, tôi phải cố hết sức để thức dậy trong khi tôi vẫn còn muốn ngủ tiếp. Tất nhiên là trước đó tôi vẫn giả vờ ngủ mê mặc cho mẹ tôi kêu khản cả giọng rồi lay lay người tôi, nhưng dĩ nhiên tôi vẫn trơ ra như khúc gỗ cho đến khi mẹ tôi cù vào lòng bàn chân tôi. Khi đặt chân xuống đất rồi, tôi phải đi đánh răng rửa mặt, tóm lại là làm vệ sinh buổi sáng trước khi bị ấn vào bàn ăn để uể oải nhai chóp chép một thứ gì đó thường là không hợp khẩu vị. Mẹ tôi luôn luôn quan tâm đến sức khỏe và cụ thể hóa mối quan tâm của mình bằng cách bắt tôi (và cả nhà) ăn những món ăn có nhiều chất dinh dưỡng trong khi tôi chỉ khoái xực những món mà bà cho rằng chẳng bổ béo gì, như mì gói chẳng hạn…
Nguyễn Nhật Ánh
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
|
|
|