Cả một giai đọan dài của lịch sử đạo Kitô được xây dựng trên một "lôgíc" của sự sợ hãi và mặc cảm tội lỗi : nhân loại bị hư đốn do tội nguyên tổ, và phải trải qua "sự đau khổ" mới đạt tới được ơn cứu độ. Do đó nỗi thống khổ vô cùng của Con Người – Thiên Chúa là Đức Giêsu trên thập giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh đền bồi sự bất tuân của Adam và Eva vào buổi sáng cuộc tạo dựng. Và trong cùng một tinh thần ấy, cũng chính những đau khổ và từ bỏ liên tiếp mới chuộc được tội lỗi chúng ta. Nếu đẩy cái "lôgíc" này đến chỗ biếm họa, Thiên Chúa sẽ xuất hiện như một kẻ ghen tuông hạnh phúc của con người.
Thế nhưng, đấy không phải là ý nghĩa của sự mạc khải, Kinh Thánh và của đức tin. F.Varone cho thấy là cần phải giải thích một cách khác biệt vai trò là trung tâm hy tế Đức Giêsu, bằng cách nối liền hy tế ấy với những gì đi trước nó, tức là họat động tiên tri của Ngài gì theo sau nó: tức là một cuộc phục sinh. Khi đó, chẳng còn phải là một bộ máy "đền bồi" chống đỡ cái "lôgíc" của ơn cứu độ nữa, mà là một sự mặc khải, một sự khai tâm vào sự sống, một "cuộc giải phóng ước muốn".
Theo quan điểm thần học cứu độ đó, tác giả theo đuổi công trình ông đã khởi sự chung quanh sự đối lập giữa tôn giáo và Đức Tin, với quan niệm thần học căn bản của ông trong cuốn "Vị Thiên Chúa vắng bóng mà gây vấn đề" này (cerf 1981).
Mời bạn đón đọc.