- Vào trang riêng của tác giả
- Xem tất cả các sách của tác giả
Ông Hoàng Xứ Kahel:
"Qua những cuộc phiêu lưu của một nhà tiên phong Pháp, tiểu thuyết gia gốc Guinée đã lần ngược lại những biến cố và đổ nát của vương triều Peul ở Fouta-Dijon. Tác phẩm được viết dưới một tài năng tuyệt vời về viễn tưởng và hư cấu mạch lạc giữa Lịch sử và Danh phận, lịch sử của một Phi châu hiện đại có thể nhìn về quá khứ của mình mà không rơi vào thuyết máy móc phân biệt giữa Da Trắng và Da Đen. Qua những trang hơi khó đọc của phần đầu tác phẩm, thì bạn đọc dễ dàng bị cuốn hút bởi biên độ trí tưởng tượng sử thi, kết hợp giữa các trò cười của cuộc sống và linh cảm bất thường đáng lo ngại của cuộc chiến tranh giữa các nền văn minh trong chế độ thuộc địa." (- Đài RFI)
"Với cuốn tiểu thuyết pha trộn giữa cuộc sống và những tìm hiểu sâu rộng về tư liệu, Tierno Monémembo đã miêu tả chặng đường đi tìm và thiết lập vương quốc của một con người kỳ tại, lập dỵ nhưng rất đáng mến của thế kỷ XIX." (- Tạp chí Văn Học)
"Một tác phẩm dữ dội đề cập đến thảm cảnh và những thăng trầm của lịch sử châu Phi…" (– Tạp chí Nouvel Observateur)
***
Về tác giả:
Tierno Monénembo, tên thật là Thierno Saïdou Diallo, sinh ngày 21-7-1947, ở Porédaka ở Guinée. Ông là một nhà văn thuộc khối Pháp ngữ. Năm 1969 ông đã bỏ trốn khỏi chế độ độc tài Sékou Touré. Ông đã chạy bộ gần 150 kilomet để đến Sénégal. Ông theo học Y khoa tại Dakar, rồi sau đó đến Bờ Biển Ngà (Côte d'Ivoire) và tại đây, ông bắt đầu theo học ngành Sinh Hóa và tiếp tục ngành này tại Pháp vào năm 1973, ông bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại trường đại học Lyon. Ông đến Algérie và Maroc giảng dạy một thời gian. Từ năm 2007, ông là giáo sư danh dự của Middlebury College tại vùng Vermont, Hoa Kỳ.
Có thể nói lang thang viễn xứ là trọng tâm cuộc đời và tác phẩm của người con tộc Peul này. Ông xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên Những chú cóc-trảng bụi năm 1979. Bảy năm sau, ông cho ra đời tác phẩm Những chiếc vẩy tê tê của bầu trời và đoạt giải Grand Prix của châu lục Đen. Năm 1991, cuốn Giấc mơ hữu ích cũng ra đời dưới ngòi bút của ông. Đến nay, ông đã hoàn thành mười cuốn tiểu thuyết. Và cuốn Ông hoàng xứ Kahel đã vinh dự được trao giải Renaudot, một phần thưởng danh giá trong làng văn học Pháp.
Mời bạn đón đọc.
Ông hoàng xứ Kahel
Tác phẩm đậm chất du hành viễn tưởng này từng nhận giải Renaudot. Một châu Phi với những vương triều đổ nát, những giá trị văn minh không phủ lấp dưới hiện thực thuộc địa, những cuộc chiến triền miên, đời sống lầm lũi của những con người kỳ dị của thế kỷ 19 trên lục địa cằn khô hoang vắng. Văn phong giàu hình ảnh và lôi cuốn, pha trộn giữa hư cấu sử thi với những tư liệu sống động làm nên một tác phẩm đầy ấn tượng.
Tác phẩm đậm chất du hành viễn tưởng này từng nhận giải Renaudot. Một châu Phi với những vương triều đổ nát, những giá trị văn minh không phủ lấp dưới hiện thực thuộc địa, những cuộc chiến triền miên, đời sống lầm lũi của những con người kỳ dị của thế kỷ 19 trên lục địa cằn khô hoang vắng. Văn phong giàu hình ảnh và lôi cuốn, pha trộn giữa hư cấu sử thi với những tư liệu sống động làm nên một tác phẩm đầy ấn tượng.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Ông hoàng xứ Kahel
PNO – Ông hoàng xứ Kahel (nguyên tác: Le Roi Kahel) của nhà văn Tierno Monénembo vừa được NXB Văn Học ấn hành qua bản dịch của Hiệu Constant.
Thông qua những cuộc phiêu lưu của một người Pháp, nhà văn Tierno Monénembo đề cập đến những thăng trầm của lịch sử châu Phi. Tác giả lần ngược lại những biến cố của thời xa xưa đến hiện tai nhằm khắc họa cuộc chiến tranh giữa các nền văn minh trong chế độ thuộc địa. Nhân vật người Pháp đó là ai? Đó là Aimé Victor Olivier – một trong những nhà "châu Phi học" nổi tiếng của thế kỷ XIX.
Đọc tác phẩm này, ta biết Aimé Victor Olivier xuất thân từ tầng lớp tư sản xứ Lyon, ông say mê những vùng đất xa xôi khi được nghe những câu chuyện kỳ thú từ người ông họ của mình, hay qua những trang viết phiêu lưu trong các nước thuộc địa. Trong thời kỳ ấy ông đã viết: "Trong các giờ ra chơi trên sân trường thì các nước thuộc địa cũng thường xuyên hiển hiện trong đầu ông hệt như những trò chơi ăn quan, nhảy lò lò hay chơi bi. Những câu chuyện cổ tích không nói về yêu tinh, tà ma hay các bà tiên lộng lẫy, mà thường hướng về các thầy phù thủy và người ăn thịt người với những cây lao, cây dáo của họ chạy theo con mồi hoàn toàn mới mẻ xuất hiện trong các khu rừng rậm – những người bản địa chạy đuổi theo các cha xứ truyền đạo da trắng".
Sau đó, ông rời bỏ nước Pháp và gia đình để lao vào công cuộc thám hiểm, chinh phục đầy gian nan suốt hơn hai mươi năm ròng tại Kahel, nay là Guinée. Điều hết sức bất ngờ, chính Aimé Victor Olivier cũng đã trở thành một người bản xứ, sinh sống giữa tộc Peul: "Đất nước này, kể từ đấy, ông sống cũng thỏa mái hệt như sống trong tòa lâu đài Montredon của ông tại mẫu quốc… Ông hiểu họ muốn nói gì thông qua một cái nháy mắt, mỗi cái cúi đầu và mỗi cái hắng giọng". Điều thú vị là Aimé Victor Olivier luôn bị mẫu thuẫn giữa lòng chân thành và sự hoang tưởng khi muốn trở thành ông hoàng của xứ Kahel.
Cái hay và hấp dẫn chính là ở "thắt nút" tài tình đó. Để làm được điều này, nhà văn Monénembo được tiếp cận với tài liệu của đòng họ Aimé Victor Olivier. Và chính với tác phẩm Ông hoàng xứ Kahel, nhà văn Tierno Monénembo đã vinh dự được trao giải Renaudot – một giải thưởng danh giá trong làng văn học Pháp.
(Báo phunuonline.com.vn giới thiệu ngày 06/12/2012)
H.V
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn