Xem sách hay

Ở Lưng Chừng Thời Gian

Mua ở đâu?
David Bergen

David Bergen

 Ở Lưng Chừng Thời Gian (Tiểu Thuyết)

Được viết nên một cách đẹp đẽ, thẳng thắn, có lẽ “Ở lưng chừng thời gian” là một trong những cuốn tiểu thuyết thành công nhất, dám đối diện và nhìn nhận thấu đáo vấn đề hậu chiến tranh Việt Nam.

Một câu chuyện buồn, có vẻ riêng tư nhưng đầy ám ảnh khiến ta có cảm giác trầm mặc và hoảng loạn. Một câu chuyện kể về cuộc kiếm tìm tuyệt vọng sự thanh thản, về khao khát được cứu chuộc, về tình cảm gia đình, những khám phá, thấu hiểu, lầm tưởng, nương tựa, gặp gỡ…. Đó là Ở lưng chừng thời gian, cuốn tiểu thuyết của nhà văn Canada David Bergen từng nhận giải thưởng Scotiabank Giller 2005, nơi tác giả giúp người đọc thấm thía sự tồn tại dai dẳng của nỗi đau chiến tranh, dù bom đạn và những trận đánh đã lùi xa.

Cuộc thảm sát. Ngôi làng hoang vắng. Những khuôn mặt xa lạ kinh hoàng. Đứa trẻ vô tội ngã gục sau vết thương trên cổ. Giấc mơ chắp nối về ký ức dai dẳng nơi bản địa… tất cả đã thôi thúc Charles Boatman, một cựu chiến binh Canada trở lại Việt Nam gần ba mươi năm sau chiến tranh. Khi người cha mất tích, Ada Boatman và em trai Jon đến Việt Nam tìm cha. Câu chuyện, sau đó được kể lại song song. Một bên là dòng hồi ức về cuộc đời của Charles Boatman, cuộc chiến, lần trở lại Việt Nam, cảm giác tuyệt vọng và cuối cùng là cái chết giữa biển Mỹ Khê. Bên kia, người đọc theo chân Ada và Jon trên hành trình tìm kiếm cha, cùng sống trong những tâm trạng đầy mâu thuẫn, những mối quan hệ khó gọi tên, cùng khám phá nhiều điều mới lạ về đất nước, con người Việt Nam, và cuối cùng, chấm dứt cuộc kiếm tìm trong nỗi đau mất cha.

Đây là lần đầu tiên, Ở lưng chừng thời gian xuất hiện tại Việt Nam qua bản dịch của Tuệ Đan. Thế nhưng, độc giả Việt Nam vẫn có cảm giác quen thuộc khi đến với tác phẩm này. Sự quen thuộc, một phần bắt nguồn từ cảnh vật, con người Đà Nẵng được chọn làm bối cảnh cho câu chuyện, nhưng mặt khác, đó là tâm trạng mất mát, tuyệt vọng và ám ảnh của người lính trở về sau chiến tranh. Charles Boatman gợi nhắc đến Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, và Ở lưng chừng thời gian là Nỗi buồn chiến tranh của những người từng một thời ở bên kia chiến tuyến. Bom đạn không giết được họ, nhưng những gì đợi chờ họ phía trước, thậm chí còn đáng sợ hơn cái chết, đó là sự tàn lụi của hạnh phúc, sự ám ảnh của những ký ức nơi chiến trường, và đau đớn hơn cả đó là sự mất đi vĩnh viễn của một cái tôi từng tồn tại, một cái tôi biết mình là ai, hơn thế, một cái tôi biết yêu thương, rung động, khát khao, một cái tôi đã bị cái tàn khốc của những trận đánh giết chết. Ta gặp lại Kiên trong nỗi đau của Charles Boatman vì để mất Sarah, rồi Elaine, trong những cơn ác mộng kinh hoàng và những đêm lang thang tuyệt vọng trên đường phố Đà Nẵng. Những giấc mơ của ông trong những ngày sau cùng đó thật đen tối. Để trốn chạy khỏi chúng, ông lại rơi vào rượu và ma túy. Ông thấy rằng ma túy giúp ông bềnh bồng và khi đó những giấc mơ trở nên dịu dàng và trôi chảy. Ông cố thức, làm cho người mệt lả rồi nằm vùi cho đến chiều tối, chỉ thức giấc bởi tiếng động của đời sống ban đêm và ánh sáng lập lòe từ bảng hiệu khách sạn, không định được phương hướng và miệng khô đắng. Lúc đó ông sẽ đi. Lang thang lên xuống những con phố của Đà Nẵng… Ông cố gắng không nghĩ về mình là ai, về các con, về quá khứ, về Elaine hay bất kỳ một điều gì khác “có thể khơi dậy nỗi thống khổ trong ông…”. Và nếu như Kiên đi tìm lối thoát qua những trang viết thì Charles Boatman chọn trở lại chiến trường xưa. Những con đường chẳng giúp họ được nhiều, chẳng dẫn họ tới điều mình tìm kiếm, ngược lại, chỉ có nỗi đau và sự tuyệt vọng đang đợi chờ.

Ở lưng chừng thời gian, đó là khi thực tại ngưng lại, tương lai mất dấu và quá khứ trỗi dậy thiêu đốt, thậm chí hủy hoại cuộc sống của con người. Đó cũng là khi con người đột ngột trôi dạt tới một miền đất khác, một cuộc sống khác, chênh vênh giữa yêu thương và hoảng loạn, lầm tưởng và đam mê, chạy trốn và kiếm tìm. Ở lưng chừng thời gian, đó cũng là thời khắc người đọc bước vào một tác phẩm vừa quen vừa lạ, quên đi quá khứ, xóa bỏ cách ngăn để hiểu rằng nỗi đau chiến tranh, điều đó có thực và là của chung, cũng giống như cái chết vậy.

Linh Nga  


Ở Lưng Chừng Thời Gian

Ở lưng chừng thời gian

(Ngày 07-03-2007)

Miễn cưỡng tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam khi mới 18 tuổi, trở về Mỹ, Charles Boatman đã bị thương tổn nặng về tâm hồn. Trong thời quân ngũ, ông đã bắn chết một đứa trẻ khi tâm trạng hoảng loạn.

Nỗi đau khó diễn tả này đã bứt ông ra khỏi nhịp sống hiện đại, sống ẩn dật và xa lánh thế giới xung quanh. Charles chán chường trong những cơn ác mộng giày vò đêm đêm khiến ông rơi vào trầm cảm. Không gì có thể giải tỏa nỗi ám ảnh nặng nề trong Charles.

Cuốn tiểu thuyết Trong cánh rừng tối của nhà văn Việt Nam Đặng Thọ đã thôi thúc Charles trở lại Việt Nam với hy vọng sẽ tìm thấy câu trả lời thẳng thắn cho mình. Ông đã tới Đà Nẵng, nơi từng đóng quân trong suốt thời gian tham gia cuộc chiến. Tìm tới nơi ông đã bắn chết đứa trẻ ngày trước ở ngôi làng nhỏ Quảng Ngãi. Charles đã gặp nhiều người, chứng kiến nhiều số phận, thậm chí cả một chút tình yêu thắm nồng từ Elaine, người phụ nữ ngoại quốc theo chồng sang Việt Nam… nhưng cuối cùng ông vẫn tách mình một cách cô quạnh, lao vào ma túy và rượu vì không thể xác định phương hướng. Rốt cuộc, trong một khoảnh khắc quyết định, Charles đã chọn cho mình một cái chết lạnh lùng và cô độc để giải thoát khỏi nỗi thống khổ kéo dài trong ông: buộc mình vào một tảng xỉ than và nhảy xuống biển.

Hai đứa con song sinh của Charles đã sang Việt Nam để tìm bố. Ngẫu nhiên, họ ở trong chính khách sạn mà cha mình đã từng đăng ký cách đây ít lâu. Chuyến tìm cha đã đưa họ đến làm quen với một đất nước và những con người hoàn toàn mới mẻ. Việt Nam không cũ kỹ và đổ nát như hình ảnh họ từng biết. Chiến tranh cũng lùi xa dường như xóa nhòa mọi dấu vết. Nỗi đau về sự mất mát của con người cũng lặn sâu vào ký ức. Trong nhiều tuần họ lần tìm theo cái bóng của Charles qua những đầu mối mong manh. Ada ngày càng cảm thấy tuyệt vọng khi mỗi dấu tích dường như đóng chặt lại. Jon buông mình vào đời sống ban đêm của các thành phố xa lạ để trốn tránh nỗi sợ hãi mà hai chị em sẽ phải đối mặt: cái chết của người cha. Nhưng cuối cùng, cô gái 28 tuổi Ada quyết định phải nghiêm túc dấn mình vào cuộc tìm kiếm. Ada gặp gỡ những người bạn của Charles để lắng nghe điều khiến ông day dứt bao lâu. Cô đến chính ngôi làng mà Charles từng hy vọng sẽ được giải tỏa… Sự gần gũi về mặt tâm linh hay tình yêu chóng vánh của Ada với một chàng họa sĩ Đà Nẵng đã giúp cô đến gần hơn nỗi ám ảnh dai dẳng của Charles với mảnh đất này…

Tác giả David Bergen hiện là nhà văn hàng đầu ở Canada. Ông đã từng sống và dạy học ba năm rưỡi ở Thái Lan và Việt Nam, có lẽ chính khoảng thời gian này đã cho ông những trải nghiệm và gắn bó để sáng tạo cuốn sách. Hai nhà văn Bảo Ninh và Nguyễn Huy Thiệp cũng để lại những dấu ấn đậm nét trong tác phẩm của David Bergen. Trong lời cảm ơn cuối cuốn sách, David Bergen nhấn mạnh: “Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh đã có một ảnh hưởng quan trọng tới việc sáng tác cuốn tiểu thuyết của tôi và Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp cũng vậy”.

Tiểu thuyết Ở lưng chừng thời gian đã mang lại cho David Bergen giải ScotiaBank Giller 2005 và được báo chí phương Tây hết lời ca ngợi. Sách do NXB Văn học và Công ty Nhã Nam phát hành tháng 3-2007.

Hoàng Dung

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Ở Lưng Chừng Thời Gian

(SGGP: Ngày 11/03/2007)

  • Ở lưng chừng thời gian

<A o

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Ở Lưng Chừng Thời Gian
(Thứ Sáu, 23/03/2007)

Ở lưng chừng thời gian

(Tiểu thuyết của David Bergen – Nhã Nam và NXB Văn Học)

TT – Chuyến đi của Ada và Jon từ miền tây bắc Canada hoang vắng và cằn cỗi đến Đà Nẵng tìm cha đã trở thành một cuộc du hành kỳ lạ vào một thời gian không thể xác định là hôm qua hay hôm nay, đã mất hay đang hiện hữu.

Hai chị em Ada đã đến một thành phố VN vừa sôi động dửng dưng của những năm cuối 1990 để tìm thấy tuổi trẻ đầy day dứt, ám ảnh của cha mình – Charles Boatman – một anh lính Mỹ từng tham gia chiến tranh VN và bắn chết một em bé trong một trận càn. Ở đó, trong niềm tuyệt vọng mơ hồ về cái chết của người cha, trong nỗi đau dịu dàng của một tình yêu không nắm bắt được,

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Ở Lưng Chừng Thời Gian

(Ngày 02.04.2007)

Ở lưng chừng thời gian

Việt Nam thời hậu chiến đi qua cái nhìn và tài năng của ngòi bút David Bergen (Canada) với một diện mạo trong trẻo nhưng đầy xáo trộn. Nó vừa là miền tâm tưởng bay bổng huyễn hoặc vừa là thực tại hối hả, ngổn ngang…

Cuốn sách đẹp về những dư chấn chiến tranh được nhìn từ hai phía, chứng tỏ bản lĩnh, sự khách quan của một cái nhìn đầy tài năng và trách nhiệm. Cuộc hành trình tìm lại Việt Nam sau 30 năm với những mặc cảm dằn vặt của Charles Boatman- một cựu binh Mỹ làm sợi dây chính cho nhiều mảng tâm trạng đan xen. Charles từng bắn chết một cậu bé ở một miền quê thuộc Quảng Ngãi.

Ba mươi năm sống mòn mỏi từ Mỹ sang miền núi non buồn tẻ ở Canada, tay cựu binh lấy con cái, người tình hay những câu chuyện tự huyễn hoặc về cuộc chiến không nguôi ngoai mặc cảm quá khứ. Charles trở về Việt Nam như một cuộc hành hương quá khứ và chọn lựa chốn để ra đi, “biến mất”.

Ada và Jon về Việt Nam tìm theo dấu vết của người cha mất tích một cách vô lý. Và đó là hành trình nhiều hoang mang, vô vọng. Nhưng lại là một hành trình của ứng xử và thái độ. Ada càng kiếm tìm dấu vết của cha mình càng thấu hiểu về sự phi lý của cuộc chiến, thái độ với những con người hậu chiến trên đất nước mà dấu vết và ấn tượng chiến tranh còn hằn trên mỗi số phận, cô cảm nhận và trải nghiệm nó cả trong tình yêu thụ động nhạt nhoà của hoạ sĩ Hoàng Vũ. Trong khi đó, Jon em trai của cô lại có phần hãnh tiến với tương lai. Ta còn gặp một Việt Nam trong mắt những người ngoại quốc đến sống “không liên can” quá khứ như Jack và Elaine lại là sự hỏi đòi: “Tôi yêu đất nước này. Nhưng nó không có phương hướng gì cả!”.

David Bergen là nhà văn đương đại hàng đầu của Canada.

Bi kịch cuộc chiến với người Việt Nam thể hiện khéo léo phần nào qua những đoạn cắt dán, đồng hiện không gian tiểu thuyết. Trong cánh rừng tối của nhân vật nhà văn Đặng Thọ (cảm hứng từ Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh?) với cái nhìn khắc nghiệt và trải nghiệm về cuộc chiến. Một nhà văn đơn độc bị nghi ngại và suýt bị trục bỏ khỏi quỹ đạo chính thống khi nói về sự thật khốn cùng của cuộc chiến.

Con người Việt Nam với hệ luỵ cuộc chiến và nỗ lực tự khép lại quá khứ để tồn tại. Thái độ ấy vừa lạnh lùng vừa thân thiện. Một cựu binh Việt Nam với suy nghĩ về quá khứ khá đơn giản và nhẹ nhõm: “Lịch sử không làm đầy bao tử của tôi!” hay “Người Việt không có thì giờ dành cho quá khứ. Chúng tôi quá sức bận rộn để được sống còn!”. Sau chiến thắng, những tung hô và chúc tụng, người cha và con trai trong một nhà được sống sót lại nảy sinh nỗi mâu thuẫn lớn đến nỗi không nhìn mặt nhau. Trong khi đó dấu vết hậu chiến còn hằn trên nỗi dằn vặt lưu lạc trên chính quê hương của Hoàng Vũ, một hoạ sĩ với cuộc đời run rủi và trôi dạt…

Tác giả của nhiều cuốn truyện ngắn và tiểu thuyết nổi tiếng: A year of Lesser, See the Child, The Case of Lennas… Ông nhận giải thưởng Canadian Literary Award (2000). Ông từng dạy học ở Thái Lan và Việt Nam.

Ở lưng chừng thời gian là tiểu thuyết bán chạy nhất Canada, đem lại cho David giải Scotiabank Giller năm 2005.

Cuộc sống trong trang sách là nỗi tự vấn và băn khoăn. Cuộc tình cuối đời giữa cựu binh Charles với cô Elaine tại Việt Nam tưởng là tín hiệu có thể làm hồi sinh và lối thoát của nỗi mặc cảm đau đáu với vùng đất này. Nhưng không. Cuộc tình già ấy như một dấu chấm hết cho phần đời đầy dằn vặt cô đơn trước khi Charles chọn một vùng biển ngoài khơi Đà Nẵng để “biến mất”. Dấu chấm lửng buồn tủi của một thế hệ đang đi qua, đang dần biến mất…

Việt Nam hậu chiến theo David Bergen là “ở lưng chừng thời gian”. Cái khoảng lưng chừng của hoài niệm, dằn vặt xót xa và Việt Nam trước tha lực của tương lai, nhịp cuốn vội vàng của đương đại… Những điều sâu kín nhất được phơi bày vừa chi tiết vừa có tính phổ quát cao. Hiệu ứng ấy có được từ một lối viết bình dị, tinh tế và uyển chuyển. Tất cả tươi nguyên từ sự rung động tâm lý cho đến những ẩn ức dữ dội, những sự thật dã man…

Nỗi buồn trong cuốn sách len nhẹ nhưng thấm sâu, nhức nhối, đủ sức tạo ra những vòng sóng rung động mãnh liệt, gieo ám ảnh cho độc giả.

Nguyễn Vĩnh Nguyên

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Ở Lưng Chừng Thời Gian

(SGGP Ngày 15/04/2007)

“Ở lưng chừng thời gian”

(Tác giả David Bergen – Công ty Văn hóa và truyền thông Nhã Nam và NXB Văn học)

<A o

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Ở Lưng Chừng Thời Gian
(VTV1 Ngày 04/07/2007)

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Làng Blackwarer

Làng Blackwater
Nhân vật chính trong Làng Blackwater (tiểu thuyết của Kerstin Ekman, Mạnh Chương dịch) là Annie – một phụ nữ giàu nghị lực và khao khát yêu đương. Theo tiếng gọi của tình yêu, chị đưa con gái mình đến một ngôi làng và cuộc hành trình bắt đầu như một định mệnh. Trên đường đi cũng như ở miền đất hứa mà hai mẹ con đã đến, Annie vô tình vướng vào những rắc rối vô phương tháo gỡ, những tội ác kinh hoàng với tư cách vừa như một nhân chứng vừa như một nạn nhân.

Tác giả Kerstin Ekman đã lựa chọn một lối kể chuyện độc đáo, dễ gây khó hiểu đối với người đọc chỉ nhằm nắm được nội dung câu chuyện. Đó là cách kể chuyện phá vỡ trật tự thời gian tuyến tính của sự kiện, kết hợp với việc sử dụng những chi tiết ngẫu nhiên nhằm phát triển mạch truyện theo hình xoáy trôn ốc.

Lối kể chuyện hậu hiện đại thật sự đã tạo ra cho cuốn tiểu thuyết sức hấp dẫn kỳ la. Làng Blackwater xứng đáng với giải thưởng của Viện Hàn lâm Thụy Điển cho tiểu thuyết hay nhất viết về tội ác!

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Xuân Thì (Spring Time)

Xuân thì – sách ảnh bán chạy nhất từ trước đến nay !
(Thứ Bảy 12/01/2008)

Như Thanh Niên đã đưa tin, Nhà xuất bản Văn nghệ TP.HCM vừa xuất bản cuốn sách ảnh nude nghệ thuật mang tên Xuân thì của nghệ sĩ nhiếp ảnh Thái Phiên. Chỉ sau hai tuần kể từ ngày công bố, đơn vị phát hành đã đề nghị tái bản.


Trong khi cuộc triển lãm cùng tên của Thái Phiên đang gặp trắc trở, cuốn sách ảnh mang tên Xuân thì của nghệ sĩ nhiếp ảnh này được công chúng đón nhận khá nồng nhiệt. Thiết kế đẹp với khổ vuông và bìa ấn tượng, Xuân thì có 104 trang, với 71 tác phẩm cùng những lời nhận xét của đồng nghiệp và chính tác giả.

Nhận xét về cuốn sách, ông Chu Chí Thành, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam cho rằng một cuốn sách nude đầu tiên ra mắt và được công chúng quan tâm là một lẽ tất nhiên. Về nội dung sách, ông Chu Chí Thành khẳng định là không có vấn đề gì, tất cả các tác phẩm được công bố đều đã được Hội đồng nghệ thuật của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, nơi quản lý hội viên Thái Phiên, xem xét trước khi xuất bản. Cũng theo ông thì cho đến giờ phút này, các cơ quan quản lý về văn hóa, tư tưởng cũng như công chúng chưa có phản hồi gì, nhận xét của anh em trong giới là tốt, tất cả đều ủng hộ khi đó là những tác phẩm thuần túy nghệ thuật và không thô thiển trong thể hiện.

Theo Thái Phiên, phản hồi của công chúng cũng rất tốt. Kiện cáo đến với anh chỉ từ những người… không được tặng sách ! Trong số 300 cuốn thay cho nhuận bút, tác giả này đã đem hơn 70 cuốn tặng cho các người mẫu của anh.

Giá bán sách khá cao: 170 nghìn đồng và cũng không được tiếp thị ồn ào, song chỉ sau hơn 2 tuần ra mắt, Xuân thì đã gần hết trên các giá sách trong hệ thống của Công ty cổ phần phát hành sách TP.HCM (FAHASA – đơn vị được tác giả Thái Phiên nhờ phát hành). Tại 27 nhà sách trong hệ thống của FAHASA, hiện chỉ có thể mua lẻ những cuốn sách cuối cùng. Theo một thống kê không chính thức của FAHASA thì đây là cuốn sách ảnh in ấn trong nước bán chạy nhất từ trước đến nay. Trao đổi với Thanh Niên, bà Phạm Thị Hóa, Phó trưởng phòng Kinh doanh của FAHASA thông báo rằng công ty bà đã chính thức đặt vấn đề với Thái Phiên để tiếp tục xin giấy phép tái bản tiếp 2.000 cuốn Xuân thì. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, sau khoảng vài tuần nữa, Xuân thì tái bản sẽ tiếp tục đến với công chúng.

Lưu Quang Phổ

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Horrible Geography – Đảo Hoang

Bộ sách Khoa học vui của NXB Trẻ: Biến “khủng khiếp” thành lý thú
(Thứ bảy, 26/01/2008)
Giữa năm 2007, xuất hiện m

Mua ở đâu?