Nước Đại Nam Đối Diện Với Pháp Và Trung Hoa (1847 – 1885)
“…Bất cứ ai quan tâm đến lịch sử hiện đại sẽ tìm thấy trong cuốn sách này… sự soi rọi độc đáo một giai đoạn quan trọng nhất đã thai nghén ra lịch sử đương thời.” (Georges Condominas)
“… Tsuboi đã vẽ nên dung mạo của những con người cụ thể, những diễn viên chính và phụ của tấn bi kịch 40 năm thời Tự Đức: từ vị thừa sai này, tên cướp núi cướp biển nọ, hoàng đế, tể tướng, lái buôn đến các sĩ phu và văn thân.” (GS Trần Văn Giàu)
“Trong cuộc giáp mặt quyết liệt với phương Tây của chủ nghĩa tư bản đang lên, chỉ duy nhất có Nhật Bản thành công. Vì vậy việc người ta muốn chăm chú lắng nghe tiếng nói của một người Nhật là đương nhiên. Đấy là người có đủ tư cách, có chỗ đứng cao và xứng đáng hơn cả để có thể,… nhìn thấy nguồn gốc của tai họa mà các dân tộc khác đã không thể tránh được. Riêng đối với Việt Nam, tôi nghĩ, câu hỏi này vẫn còn đau đáu, thậm chí có thể còn rất thời sự.
… Ta muốn lắng nghe Tsuboi, để mà nghĩ lại, nghĩ lại nữa, và tiếp tục suy ngẫm tới, cả cho hôm nay, và ngày mai. Và Tsuboi đã không phụ lòng người đọc.” (Nhà văn Nguyên Ngọc)
Mục lục
Lời giới thiệu
Lời người dịch
Những chữ viết tắt
Tựa
Lời cảm ơn
Dẫn nhập
Chương I: Nước Việt Nam trước năm 1847: Mấy đặc thù
Chương II: Những người Pháp đến Việt Nam: Từ giáo sĩ Alexandre De Rhodes tới Paul Philastre
Chương III: Trung Hoa và Người Hoa vào thời kỳ độc lập dưới Triều Nguyễn
Chương IV: Tự Đức: Một quyền thừa kế chính thống bị tranh cãi
Chương V: Các nhân vật chủ yếu của chính quyền Tự Đức
Chương VI: Nhóm trung thành và nhóm đối kháng
Chương VII: Thay đổi nhân sự và điều chỉnh chính trị
Chương VIII: Tầng lớp văn thân lánh xa Tự Đức
Chương IX: Từ cuộc tranh chấp Pháp-Hoa
Mời bạn đón đọc.
Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa
TT – Tác phẩm sử học nổi tiếng của Yoshiharu Tsuboi (Nhật Bản) về nước Việt Nam giai đoạn triều Tự Đức – nhà Nguyễn vừa được tái bản lần thứ tư kể từ khi được dịch và đến với độc giả Việt Nam lần đầu năm 1990.
Yoshiharu Tsuboi đã chọn nghiên cứu nước Đại Nam từ năm 1847 – lúc Tự Đức lên ngôi, đến 1885 (năm ký hiệp ước Thiên Tân giữa Pháp và Trung Hoa). Đây là giai đoạn biến động phức tạp trong lịch sử cận hiện đại của Việt Nam. Nghiên cứu về giai đoạn này, theo cách của Tsuboi: "Chúng tôi coi Chính phủ Việt Nam và người Việt Nam như những thực thể tự tại có phần độc lập hành động, chứ không như những đối tượng cam chịu sự đánh phá của người Pháp và người Hoa", là một hướng tiếp cận khách quan cần thiết. Với hướng nghiên cứu này, Tsuboi đã có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Tự Đức và tầng lớp văn thân ở thời kỳ 1874 đến 1883. Đây là một nội dung rất khó trong nghiên cứu lịch sử, mà ngay cả tác giả cũng thừa nhận rằng: "Thực tế, những thiếu sót đó chủ yếu là do sự nghèo nàn của tư liệu được sử dụng cho tới nay".
Tuy trục nghiên cứu đặt trên cơ sở lịch đại của một thời kỳ, nhưng vốn kiến thức phong phú, tài liệu tiếp cận đa dạng và phương pháp đối chiếu so sánh đồng đại của tác giả đã tái dựng bối cảnh lịch sử mà ở đó, mối tương quan giữa Việt Nam, Pháp và Trung Hoa được làm sinh động từ mỗi phía. Chính điều này đã khiến nhà văn Nguyên Ngọc trong lời bạt của sách tái bản lần này nhận định: "Hẳn không phải ngẫu nhiên mà tác giả viết công trình nghiên cứu này của mình dưới dạng một tiểu thuyết".
Đó chỉ là cách trình bày và tái hiện lịch sử, còn thao tác nghiên cứu của Tsuboi thì rất mực kỳ công, từ việc nghiên cứu Trung Hoa thông qua các nhóm thổ phỉ ngoài vòng pháp luật, đến những phân tích cuộc chiến Pháp – Việt và cuộc chiến Pháp – Hoa… Đặc biệt, những phân tích về nội tình triều đình Tự Đức khiến người đọc Việt Nam có cảm tưởng Yoshiharu Tsuboi am hiểu lịch sử Việt Nam giai đoạn này còn hơn rất nhiều người Việt. Do vậy, nhà văn Nguyên Ngọc đã phải thốt lên: "Ông cố tìm hiểu cái đất nước và xã hội này đến trong nội tạng sâu xa và cơ bản nhất của nó, ông tìm đến cái "tạng" của nó, từ bên trong". Đó là hướng đi gian nan của một nhà nghiên cứu sử, và sử liệu cũng như những khám phá, đề xuất và gợi mở từ hướng đi này sẽ còn có ích lâu dài cho nhiều thế hệ nghiên cứu của Việt Nam.
Sách do Nguyễn Đình Đầu dịch với sự cộng tác của Bùi Trân Phượng và Tăng Văn Hỷ, Nhã Nam hợp đồng tác quyền với tác giả và liên kết xuất bản với NXB Tri Thức.
LAM ĐIỀN
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa
SGTT.VN – Tác giả cuốn sách này là giáo sư lịch sử chính trị và xã hội Đông Nam Á thuộc đại học Waseda, Nhật. Ông nghiên cứu về Việt Nam từ năm 1973; cuốn sách này được trích từ luận án tiến sĩ đệ tam cấp (1982) tại đại học Paris.
Y. Tsuboi chọn đề tài nghiên cứu thời Tự Đức, như một đối sánh ngầm giữa lịch sử thời Minh Trị Nhật Bản với "thời kỳ mấu chốt" trong lịch sử cận đại Việt Nam – thời Tự Đức. Cố giáo sư Trần Văn Giàu từng viết trong lời giới thiệu rằng, tác giả cuốn sách đã "vẽ nên dung mạo của những con người cụ thể, những diễn viên chính và phụ của tấn bi kịch 40 năm thời Tự Đức: từ vị thừa sai này, tên cướp núi cướp biển nọ, hoàng đế, tể tướng, lái buôn đến các sĩ phu và văn thân".
(Yoshiharu Tsuboi, Nguyễn Đình Đầu dịch, Nhã Nam & NXB Tri Thức, 2011, 417 trang, 81.000 đồng).
N.V
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
"Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa"
(TBKTSG Online) – Công ty văn hóa truyền thông Nhã Nam hợp tác cùng NXB Tri Thức vừa tái bản lần thứ tư cuốn sách thuộc thể loại nghiên cứu lịch sử mang tên “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885” của tác giả người Nhật Bản – Yoshiharu Tsuboi do Nguyễn Đình Đầu dịch.
Cuốn sách gồm 9 chương, hơn bốn trăm trang có giá bìa 81.000 đồng. Chương 1 Nước Việt Nam trước 1847: mấy đặc thù; chương 2 Những người Pháp đến Việt Nam: Từ giáo sĩ Alexandre De Rhodes tới Paul Philastre; chương 3 Trung Hoa và người Hoa vào thời kỳ độc lập dưới triều Nguyễn; chương 4 Tự Đức: Một quyền thừa kế chính thống bị tranh cãi; chương 5 Các nhân vật chủ yếu của chính quyền Tự Đức; chương 6 Nhóm trung thành và nhóm đối kháng; chương 7 Thay đổi nhân sự và điều chỉnh chính trị; chương 8 Tầng lớp văn thân lánh xa Tự Đức; chương 9 Từ cuộc tranh chấp Pháp-Hoa.
Nhà bác học người Pháp Georges Condominas nhận xét về cuốn sách như sau: "Sự soi rọi độc đáo một giai đoạn quan trọng nhất đã thai nghén ra lịch sử đương thời"; còn GS Trần Văn Giàu, trong lời giới thiệu cuốn sách, từ bản dịch tiếng Pháp sang tiếng Việt, có viết: "Y. Tsuboï đã vẽ dung mạo của những con người cụ thể, diễn viên chính và phụ của tấn bi kịch 40 năm thời Tự Đức: từ vị thừa sai này, tên cướp núi cướp biển nọ, hoàng đế, tể tướng, lái buôn đến các sĩ phu và văn thân".
Tác giả Yoshiharu Stuboi sinh năm 1948, nguyên là giảng viên khoa Luật tại Đại học Tokyo. Ông bắt đầu nghiên cứu về Việt Nam từ năm 1973. Cuốn sách "Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885" được trích từ luận án Tiến sĩ đệ tam cấp, bảo vệ năm 1982 tại Đại học Paris của ông. Hiện Y.Stuboi là giáo sư lịch sử chính trị và xã hội Đông Nam Á, Đại học Waseda Tokyo.
Hà Linh
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn