Xem sách hay

Niềm Vui Dạy Học – Hướng Dẫn Thực Hành Cho Tân Giảng Viên Đại Học (Tái bản lần thứ 1)

Mua ở đâu?
Peter Filene

Trong mối quan hệ  ba chiều này giữa giảng viên, sinh viên, và môn học, giảng viên và sinh viên khao khát tạo ra cái mà chúng ta có thể gọi là môi trường học tập (learning environment). Họ cộng tác với nhau trong cuộc tìm kiếm mà ở đó họ bị cuốn hút bằng sự tò mò, họ nghiên cứu bằng chứng, họ phản ứng, thảo luận và chất vấn và cuối cùng đi tới một vài cách hiểu khác nhau. Chẳng hạn như, trong một buổi chiều khi những sinh viên trong lớp seminar dành cho sinh viên năm nhất đang thảo luận về một cuốn tiểu thuyết của AndréMalraux, cuốn Man’s Fate (Thân phận con người). Sau hai tiếng thảo luận căng thẳng, giảng viên đề nghị nghỉ giải lao. “Chưa được”, các sinh viên của lớp phản đối, “trước hết chúng ta phải hiểu được phân phận con người là gì đã”.

Làm thế nào để giảng viên tạo ra được một môi trường như thế? Bạn đưa ra những câu hỏi mà bạn muốn theo đuổi, những câu hỏi mà bạn thấy thú vị, hay/đẹp, và quan trọng. Các chương tiếp theo sẽ giúp bạn đạt được những điều đó, tuy vậy bạn cần phải thiết kế những câu hỏi đó theo những cách không những cuốn hút các học giả (trong ngành) mà còn cuốn hút sinh viên, những người mới chân ướt chân ráo bước vào lĩnh vực của bạn.

Hình ảnh ẩn dụ trong sách sẽ minh hoạ cho những khái niệm trừu tượng đó và cũng để xác lập những nguyên tắc của tác giả. Dạy học không nên giống như ném một quả bóng chày về phía sinh viên đang ở khu đập bóng để xem người đó đánh trúng hay trật. Tốt nhất, giảng viên nên tổ chức trò chơi ném đĩa, mời sinh viên cùng nắm bắt và chuyền qua lại một ý tưởng?

Trong cuốn sách hướng dẫn này, tác giả sẽ thường xuyên nhắc bạn rằng dạy học là một quá trình hai chiều, cái mà các học giả nghiên cứu về giáo dục gọi là “có tính đối thoại”. Giảng viên nói, nhưng các sinh viên nghe và hiểu những gì? Việc giảng dạy chỉ thành công khi mà việc học cũng thành công như thế. Thực ra, mối quan hệ giữa dạy và học không chỉ đơn thuần có tính đối thoại, giữa giáo sư và sinh viên, mà còn có tính đa thoại (polylogic), giữa các sinh viên với nhau. Họ có thể học hỏi lẫn nhau, hoặc làm cho nhau hoảng sợ, nhưng dù tích cực hay tiêu cực, dù ngầm ý hay nói rõ, họ đều đóng vai trò của mình trong mối quan hệ sư phạm. Các sinh viên và giáo sư cùng nhau trao đổi với một thành viên khác của quá trình này: tức là, chủ đề môn học.

Mục lục:

Lời nói đầu

Lời cảm ơn

Dẫn nhập

Phần 1: Tiền đề

Hiểu chính mình với vai trò giảng viên

Hiểu sinh viên của mình

Xác định mục tiêu và kết quả

Phần 2: Thực hành

Xây dựng đề cương khoá học

Giảng bài

Hướng dẫn thảo luận

Mở rộng môi trường học tập

Đánh giá và cho điểm

Phần 3: Ngoại khoá

Quan hệ với sinh viên

Dạy mà không bỏ mình

Kết luận

Chú dẫn

Nếu bạn muốn học hỏi thêm

Bảng tra cứu

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?