Trong lịch sử Trung Quốc sự vận dụng mưu lược hết sức mên mông, không trừ một phạm vi nào và về đủ các phương tiện như chính trị, quân sự, kinh tế, học thuật, v.v… Có nhiều mưu kế rất kỳ tuyệt xuất phát từ những bộ óc trí tuệ kiệt xuất, dù rằng không thể áp dụng cho thời đại ngày nay nhưng vẫn là những bài học bổ ích trong việc đối nhân xử thế, trở thành con người lương thiện nhưng không dại dột.
Như đã trình bày, mưu lược của con người không tự nhiên mà có, nó là thể hiện của trí tuệ nhạy bén, dựa vào học thức rộng rãi và kinh nghiệm dày dạn mới hình thành được những mưu kế “vô tiền khoáng hậu” như Khổng Minh dùng kế hoả thiêu trong trận Xích Bích, Tào Tháo ít quân hơn vẫn đại phá Viên Thiệu, v.v… Có thể nói, một người không có được mưu lượt xuất chúng, hoặc có thì cũng sẽ thất bại nhan chóng giống như cây không có gốc rễ vậy. Tại sao người ta khen ngợi Khổng Minh giống như là thần tiên? Đó là do ông biết dùng trí tuệ để phán đoán hoàn cảnh cần đối phó.
Mà hoản cảnh thì biến chuyển không hề khác nha, vì vậy mới nảy sinh ra khi thì Khổng Minh dùng nhân đức tha cho Mạnh Hoạch bảy lần, khi thì dùng “không thành kế’ khiến một người trí mưu như Tư Mã Ý cũng không dám sơ suất đuổi theo, khi lại dùng vài lời lẽ đã khiến thời cuộc chuyển hẳn có lợi cho nhà Hán, v.v…
Tất cả những thành công của Khổng Minh đều dựa trên cơ sở học thức phong phú của mình, suy nghĩ chín chắn rồi phát huy thành những mưu lược kỳ lạ, thay đổi bất ngờ, không ai là không khâm phục. Ông hoàn toàn không phải thần tiên nhưng chỉ có thể so sánh với tần tiên thì mới nổi rõ được trí tuệ của ông mà thôi. Như vậy, con người không sử dụng tới trí tuệ thì không khác gì động vật thụ động trước hoàn cảnh khắc nghiệt; nhưng nếu biết vận dụng thì có so sánh với “thần tiên” cũng không là quá đáng. Điểm quan trọng ở đây là trí tuệ ấy nhắm vào mục đích nào, vinh thân thì gia mặc cho người khác đói khổ điêu linh, lấy việc hãm hại người khác làm niềm vui cho mình hay là giúp cho nước nhà phồn vinh sung túc.
Xuyên suốt trong lịch sử Trung Quốc cũng như thế giới, người biết vận dụng trí truệ thành những mưu kế kỳ tuyệt bao giờ cũng được người sau ca ngợi nhưng không phải bất cứ mưu kế nào cũng thành công, bởi nhiều yếu tố khác nhau, mà một trong những yếu tố đó phải kể đến sự kín đáo và bất ngờ. Một vài mưu kế tưởng như tầm thường, thế nhưng giữ được sự kín đáo và thực hiện một cách bất ngờ đều có thể mang lại thành công vang dội, thí dụ như Hàn Tín áp dụng kyế sách “Dương đông kích tây” hoàn thành kỳ tích “Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương”. Ngay ở đời nhà Thương, tức trước Xuân Thu chiến quốc, một danh tướng hiền sĩ là Lã Thượng khi bàn về chữ “mưu” đã nói: “Đạo của mưu quý là chỗ kín đáo”. Sau này, tổ sư về binh pháp là Tôn Võ cũng khuyên các tướng lĩnh: “Muốn thắng trận thì không gì bằng giữ được sự kín đao. Kín đáo đến mức không lộ ra hình tích, không có âm thanh thì gọi là thần diệu”.
Có thể nói mưu lược cao thâm đến đâu mà không giữ được sự kín đáo trước khi thi hành thì chẳng còn gọ là mưu lược nữa, có thể gọi đó là sự toan tính mà thôi, thường thì sẽ thất bại. Mưu kế dù thần diệu đến mấy mà không có chính nghĩa, không đặt lợi ích nhân loại, quốc gia lên trên thì chỉ là những thủ đoạn đê hèn, nhất thời có thành công đi nữa vẫn bị người sau chê cười, sỉ ma, thí dụ như những tên gian thần Tần Cối, Vương Mãng, Viên Thế Khải, v.v … mãi mãi làm bia miện cho thế gian.
Mục lục:
Tây môn báo
Án anh
Ám độ trần thương
Tôn tẫn bàng quyên
Bình súc
Tức hầu và sái hầu
Trịnh Trang công
Sư lý tật
Phí vô cực
Tào tháo
Vương Mãng
Tần Cối
Trương Phi
…
Mời bạn đón đọc.