Văn hóa thường được hiểu là lối sống của con người ở mỗi vùng theo trình độ phát triển trong mỗi giai đoạn thời gian trong quá trình tiến hóa của loài người. Văn hóa cũng bao gồm những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Những nét văn hóa đạo Phật, trước hết chính là văn hóa được thanh lọc qua thời gian hòa quyện với những triết lý Đạo Phật.
Trong quyển Những nét văn hóa Đạo Phật, tác giả trình bày những nét đẹp tinh thần của Đạo Phật biểu lộ qua lời dạy của Đức Phật về sự thấy biết chân thật, hay trí tuệ Bát Nhã và tình thương yêu rộng lớn, hay đại bi tâm, cùng các phương pháp thực hành tâm linh của người Phật tử qua suốt thời gian dài 2500 năm, đã tác động vào các lĩnh vực sinh hoạt văn hóa như văn chương, nghệ thuật, kiến trúc, giáo dục, thương mại, kỹ nghệ, quân sự, khoa học thực nghiệm trong đó có các bộ môn về tâm lý và thần kinh học liên hệ với sự phát triển hạnh phúc và làm giảm đi khổ đau của con người. Về phương diện sinh hoạt cụ thể, đó là sự nối tiếp của một chuỗi dài sáng tạo văn hóa vật thể và phi vật thể có gốc rễ nơi Phật giáo như trong các nghệ thuật thưởng hoa, võ thuật, thi ca, vườn cảnh hay uống trà, thậm chí cả trong những nghi lễ quan trọng của đời sống con người như cưới hỏi, ma chay… Từ đây ta có thể thấy toát lên tinh thần từ, bi, trí tuệ; yêu thương con người, yêu thương và trân trọng sự sống, vì con người của triết lý Đạo Phật, cũng như sự hòa quyện của Đạo Phật với văn hóa Việt Nam.
Mời bạn đón đọc.