Xem sách hay

Những kẻ Phiêu Lưu

Mua ở đâu?
Harold Robbings

Harold Robbings

HAROLD ROBBINGS là một trong những đại diện lớn nhất thế giới của văn học bestseller, với những tiểu thuyết lừng danh như Người Lữ Hành Kỳ Dị, Hồi ức cuộc tình, Đừng yêu người lạ…

Những Kẻ Phiêu Lưu là cuốn tiểu thuyết cuối cùng của nhà văn, được xuất bản sau khi ông qua đời, ghi dấu lòng khâm phục và nỗi tiếc thương của triệu triệu bạn đọc thế giới dành tặng ông.Đây là câu chuyện về ba đời của một dòng họ được kể theo những thăng trầm của Dax, nhân vật chính, từ sáu tuổi cho đến ngày nhắm mắt lìa đời, với trièn miên những cay cực, mưu mô, bạo lực và cả cuộc tình hoang dại, mê đắm…
…cảm thấy cái băng giá của địa cực đang đến với mình, tôi thì thầm Mèo Bự, tôi rét quáTừ khi còn là đứa trẻ tôi đã ghét lạnh giá. Tôi yêu mặt trời. Nhưng giờ đây, mặt trời đang lên sau dãy núi mà không cho tôi chút ấm áp nào. Chỉ có nắng chói chang làm nhức mắt tôi, làm tôi chẳng thấy được gì. Tôi cảm nhận cái lạnh dâng cao hơn,lạnh lắm…

Mời bạn đón đọc.


Những kẻ Phiêu Lưu
(Thứ Ba, 03/10/2006)
Cuốn sách tôi đang đọc

Ca sĩ Hồng Nhung:

Những kẻ phiêu lưu – sáng chói văn nghiệp Harold Robbins

Sách do NXB Văn Học phát hành, Lê Văn Viện dịch.
TT – Hồi nhỏ tôi đọc nhiều, do bố và ông ngoại cứ đưa sách cho đọc. Sau này ít đọc hơn nhiều, chỉ đọc những lúc rảnh rỗi thôi.

* Lúc này Hồng Nhung đang đọc sách gì?

Còn lúc này tôi đọc Harold Robbins. Tôi đã được đọc dăm cuốn tiểu thuyết của Harold Robbins, nhưng có lẽ tôi thích nhất Những kẻ phiêu lưu của ông và tôi cũng cho rằng đây là cuốn tiểu thuyết chói sáng nhất trong văn nghiệp của ông. Với Harold Robbins, Nhung là người hâm mộ tác giả này.

Trước đây Nhung vẫn tìm đọc ông qua bản tiếng Anh, nhưng đến Những kẻ phiêu lưu, vì bố Nhung dịch nên Nhung đọc qua bản dịch. Những kẻ phiêu lưu hấp dẫn lắm, đến độ cuốn sách của Nhung cứ hết người này lại đến người kia mượn, bây giờ đang ở trong tay của vợ đạo diễn Phạm Hoàng Nam.

* Cuốn tiểu thuyết chắc là ly kỳ lắm?

– Gọi vậy thì không đầy đủ, cũng chưa chính xác. Đối với tôi, Những kẻ phiêu lưu đã “cuốn chiếu” cả xã hội phương Tây trong những năm trước và sau Chiến tranh thế giới thứ 2, cô đúc những biến động của nhiều xã hội, nhiều giai tầng trong cả một biển sự kiện của một thời.

Bằng một văn phong thật giản dị, hầu như toàn câu đơn giản với ngôn ngữ huỵch toẹt, tác giả dựng lên một loạt các nhân vật với đủ loại thân phận, từ các chính khách, tài phiệt, quân phiệt, bọn lái súng và thuốc phiện, các tay ký còm ranh mãnh đến những nông dân thuần phác và nhiệt huyết, các cô gái điếm khổ đau và tình cảm, bọn đầu trâu mặt ngựa… của nhiều dân tộc, nhiều xã hội từ châu Mỹ, châu Âu đến Hong Kong, Macau…

Tác giả không vẽ một cách tỉ mỉ chân dung các nhân vật, dù là các nhân vật chính hay hàng trăm nhân vật chỉ đây đó thoáng hiện trong một vài trang sách, mà các nhân vật được ông vẽ theo lối nhân tướng bằng chất liệu là hệ thống ứng xử của họ.

Đọc Những kẻ phiêu lưu Nhung như bị chìm trong một biển sự kiện (các nhà văn vẫn gọi là chất liệu của tiểu thuyết) của nhiều giai tầng, nhiều quốc gia, nhiều không gian và của nhiều thời gian. Chưa kịp trấn tĩnh sau một sự kiện đã bị sự kiện kế tiếp lôi đi!

Vậy mà tác giả lại kết cấu các sự kiện theo lối đan xen cả thời gian lẫn không gian, nhiều khi chỉ cần “rẽ” bằng một lời thoại làm người đọc như đang xem một cuốn phim hành động được “montage” một cách giật gân! Bút pháp này làm người đọc khó mà rời sách sau khi đã “bập” vào mươi trang.

V.HOÀNG thực hiện.

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Ngân Thành Cố Sự

(Thứ Sáu, 29/06/2007)

Nhà văn và độ lùi trước hiện thực lịch sử

TT – Khi Cây không gió được xuất bản lần đầu ở Việt Nam, không ít người bàng hoàng trước cái tên tác giả Lý Nhuệ đầy “lạ lẫm”, với một tác phẩm cũng hết sức “lạ lẫm”.

Đã quen với những bức tranh hiện thực hoành tráng kiểu Mạc Ngôn, hoặc trước đó bàng bạc, “cổ điển” với Thẩm Tùng Văn, Lỗ Tấn…, Cây không gió đem lại một cú choáng đầy thú vị.

Sau Cây không gió, lần lượt là Chốn xưa và bây giờ, Ngân Thành cố sự được xuất bản bằng tiếng Việt. Theo nhiều nguồn tài liệu nhận định đây là tác phẩm xuất sắc nhất của Lý Nhuệ cho đến hiện tại. Một sự trở về với “cổ điển”, Ngân Thành ngút ngái cả ở khía cạnh lịch sử lẫn địa lý. Bối cảnh lui về thời mạt Thanh, một miền đất đi ngược dòng Trường Giang rẽ thêm mấy nhánh. Trên cái “sân khấu” có phông hậu cảnh lần lượt là bốn câu trong một bài Đường thi. Đấy là lớp nền sương khói, nhưng tiền cảnh bày ra đầy khốc liệt, với những thân phận tan nát cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng trong cối xay khốc liệt của lịch sử.

Sự khốc liệt không phải là điều hiếm gặp trong văn học hiện đại Trung Quốc, thậm chí là khốc liệt ngoài sức tưởng tượng. Nhưng với Lý Nhuệ, câu nói: Lịch sử là cái đinh để nhà văn treo tác phẩm của mình lên, rất tương thích. Nếu nhà văn ấy là một “thư ký của thời đại”, hẳn sự dụng công của tác giả chỉ ở mức chế tác nên một cái khung, để đằng sau cái khung ấy lịch sử cứ thế hiện lên mồn một như nó vốn thế.

Lý Nhuệ không phải là một thư ký, đứng trước lịch sử ông có độ lùi của một văn tài. Đọc những cảnh đầu rơi máu chảy tang thương trong từng trang văn Lý Nhuệ, người ta không thấy khủng khiếp đến phải rú lên, ngực lộn ra ngoài, mà người ta thấy đau, một nỗi đau thẳm sâu, ám ảnh. Độ “lạnh” ấy được thể hiện qua từng góc nhìn khách quan đến “dửng dưng”, như cái cách những nhà làm phim hiện đại vác máy quay bám theo bước chân từng nhân vật, không lời bình, không cả âm thanh. Để khi kết nối từng đoạn phim lắc rung, rời rạc, bỗng hiện ra cả một thời đại từ mỗi góc nhìn nhỏ nhất, và màu sắc, và âm thanh cũng theo đó mà bừng dậy. Sự khác biệt, có thể so sánh như một bức ảnh chụp đơn thuần với một bức tranh ấn tượng không dễ hiểu ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Đọc Lý Nhuệ, người ta có thể lý giải vì sao nhiều nhà văn có trong tay mớ tư liệu ngồn ngộn về lịch sử của chính thời đại mà anh ta đã sống, nhưng lại không dựng được thành tác phẩm. Ngược lại, nhiều nhà văn hậu sinh của giai đoạn lịch sử ấy lại làm được điều đó.

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 
Mua ở đâu?