Xem sách hay

Như Thế Nào Là Giải Thoát?

Mua ở đâu?
Thích Nữ Giác Liên

Thích nữ Giác Liên còn có tên gọi Fatima – cái tên được cha mẹ đặt để tri ân Thánh Fatima về sự có mặt của Ni sư trên cõi đời. Fatima có cha tên Abdul Hamed (con trai của Đại sứ Ấn Độ Imarhim), bà nội là người Pháp, bà ngoại là người Trung Hoa.Hamed đã bất chấp luật …

Từ ngữ giải thoát có nghĩa là: Không bị ràng buộc. Bằng cách nào gọi là giải thoát…? Xuất gia chăng? Có câu: “Xuất gia xuất giá cũng đồng đi, hai nẻo khác nhau mới lạ kỳ, cõi đạo đưa về nơi tịnh lạc, đường đời đưa đến cảnh sầu bi?”.

Quan niệm xuất gia là không ràng buộc có tuyệt đối chăng? Kể ra không gì tuyệt đối cả. Nếu ta xuất gia, giác ngộ, ý thức con đường lý tưởng, thì hạnh phúc an lạc biết bao? Ngược lại tìm giải thoát, kém tư duy, hay bức xúc, gặp phúc an lạc biết bao? ngược lại tìm giải thoát, kém tư duy, hay bức xúc, gặp cảnh phũ phàng đè nén tâm tư, trốn chạy hiện thực… thì sự giải thoát có sợ giây vô hình thắt chặt khó tìm lối ra!

Có người nghe những trận động đất, nước lũ thiên tai khắp thế giới… rồi bị tác động bên ngoài, cho rằng đời sẽ tận thế. Tu khỏi chết, được dự hội Long Hoa, tu sẽ được lột da sống đời. Chùa tôi có hai Phật tử miền quê quá chất phác, chạy theo luận trên, thời gian rồi hơi tàn sức kiệt. Mãi chờ lột da sống đời, định luật vô thường đến, chưa kịp lột da, hai người đã nằm yên dưới lòng đất.

Và có những người cầu giải thoát, bị số người kích động, tội nghiệp đem gia tài bố thí, cầu phước báu sống lâu, khỏi bị đất sụp. Than ôi! Những người ấy sống dở, chết dở, ngày mai đất chưa sụp, lấy gì nuôi sống bản thân và gia đình? Vì vạn bá ưu tiền. Bố thí là việc tốt, nhưng sợ chết mà bố thí có nên chăng?

Đã sợ chết là bị ràng buộc trong kiếp sống, nhưng cái chết là định luật. Thế thì phải làm sao? Trốn hang sâu núi thẳm, tránh nữ thần chăng? Nơi ấy chỉ có đa và những dòng suối tuôn chảy. Hãy cẩn thận cầu giải thoát, phải trắc nghiệm bản thân mình. Tôi đã tiếp xúc nhiều thành phần cầu giải thoát, muốn sống lâu, vô tình lấy dây cột trói bản thân mình…!

Đức Phật sinh ra đời, Ngài cũng bị trói buộc, ngôi sao tột đỉnh, vợ đẹp, con xinh… Ngài tự mở trói chính mình, không vướng tơ hào nào cả và Ngài từ bi chỉ cho nhân loại cách mở khóa, tháo chốt, bằng phương châm: Tứ diệu đế, Thập nhị nhân duyên. Phật đã đưa ra nhiều đề tài như tám muôn, bốn ngàn pháp môn tu, nếu ta đi sâu vào tự tánh, những gút thắt tuy khó mở, đừng hấp tấp, từ từ mở sẽ có ngày thành công.

Giải thoát không có nghĩa là chạy trốn và bảo tất cả không định hướng. Tự tán giải thoát không có gì ràng buộc! Sở thích cũng tạm gọi là tự tánh có những người họ không đòi hỏi giải thoát, họ sống rất hạnh phúc, như các nhà khoa học. Họ lấy thế giới làm nhà, lấy không gian làm lò sưởi ấm, lấy biển cả và rừng thiêng làm mầm sống. Họ vui lòng trước hiểm họa, trước cái chết trong những cuộc thám hiểm. Những vị ấy nào đợi giải thoát, vì họ chẳng có gì ràng buộc.

Có câu nhất tu Thị, nhị tu Sơn, thứ ba tu Chùa. Câu nói hàm chứa ý nghĩa: Người tu Thị là sống giữa xã hội bon chen, có phong cách, tế nhị, khéo léo, uyển chuyển trong mọi lĩnh vực, tìm sự sống trong niềm vui an lạc.

Nhị tu Sơn, nói về người tâm cứng rắn và hiểu rõ 8 yếu tố mà người thường bị quay cuồng: Danh lợi, vui sướng, khen, chê, mong cầu, ganh tỵ, uất ức, khổ đau. Sự hiểu biết và tư tưởng người tu Sơn rộng rãi, bao la, như núi rừng. Hỷ, nộ, ái, ố, lắng dịu. Họ thường vươn lên ít khi gục ngã hay thất bại trước đòn dư luận.

Thứ ba tu Chùa: Chùa tượng trưng cho lớp học Cao đẳng, đi sâu vào chân lý, là chỗ diệu dụng của Tự tánh, là môi trường hóa giải kiếp như ngành Y học Giám định Y khoa, phân tích những vết thương, bệnh nhân: Sâu hay cạn và giải phẫn bệnh nhân bằng cách nào? Để bảo toàn sanh mạng con người!

Câu nói trên cũng như thân cây chia ba cành, luôn luôn tựa vào nhau. Ai muốn ăn trái đừng đốn gốc, cũng đừng vội vã hái trái xanh, rồi chê chua. Muốn tìm quả ngọt, ẩn trong mầm chua như chuối hay xoài còn sống thì xanh, khi chín đổi thành màu vàng sẽ ngọt. Bỏ chua tìm ngọt, khó lãnh hội được cái tự nhiên của Trời đất.

Đạo Phật là đạo thực tế, có tánh cách giáo dục, giáo lý thâm sâu khó thể nghĩ bàn, nếu người học tu, thể hiện pháp Phật một cách mơ màng, không phân biệt trắng đen là cầu giải thoát, như nấu cơm ngon, hay dở phải do người khéo nấu, cũng đồng là gạo, người biết cách nấu cơm, lúc đầu phải để lửa lớn, khi sôi gần chín phải bớt lửa ra, nếu để lửa lớn mãi, cơm bị khét.

Phương pháp tu cũng thế, ta chẳng bỏ nhu cầu vật chất hoàn toàn, cũng chẳng săn sóc thể xác hoàn mỹ, vì thể xác là những tập hợp của các phân tử, chẳng sớm thì muộn cũng bị luật vô thường cướp đi. Đạo Phật là đạo phát triển tâm linh, đi sâu vào thế giới tự giác. Ta không thể hiểu pháp Phật một cách mù mờ, không rõ ý Đấng Thế Tôn, là oan gia cho chư Phật “Y kinh diễn nghĩa tam thế Phật oan, Ly kinh nhứt tự tức đồng Ma thuyết” Phật thuyết giáo: Khai, Quyền, Hiển, Thiệt. Nền y văn tự khôn rõ ý Như Lai, là oan gia cho chưa Phật 3 đời, còn như lìa kinh tự tức đồng ma thuyết.

Có người hỏi Bố Đại hòa thượng phương pháp tu hành ra sao? Ngài không đáp, bỏ túi vải xuống. Vị khách hỏi tiếp, Ngài mang túi vải lên vai. Khách hỏi nữa, Ngài xoay lưng đi luôn, chẳng đáp lời nào cả. Tại sao Ngài có thái độ lạ thế, Ngài thể hiện lời dạy bằng hành động: Buông xuống là không chạy theo ngũ dục, mang túi vải lên vai, là đi trên đường hướng thượng, cao cả và xoay lưng đi thẳng, vì mọi vật trên đời gìn giữ sẽ bị kẹt.

“Nắm chặt mây che cửa động
Giải đải trăng lặn vực sâu
Có gió dữ mới hay cây cỏ cứng
Có đường dài mới biết sức ngựa hay”

Nếu cầu giải thoát một cách bừa bãi, như thuyền lạc hướng, giữa biển nước mênh mông. Than ôi! Trước mặt mây mù, sau lưng thì nước lũ, mịch mịch sấm chớp giăng, lối đi không phương hướng, lối về tắc nghẽn tương lai. Người có giải thoát thực sự, nhận thức rõ lý Âm, Dương của Vũ trụ biết thân đã gá mộng! Làm sao không còn mộng, như lời Hòa thượng Thanh Từ nói. Gá thân mộng:

“Dạo cảnh mộng
Mộng tan rồi
Cười vỡ mộng
Ghi lời mộng
Nhắn khách mộng
Tỉnh cơn mộng”

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?