Nhân quả trong Phật giáo được sử dụng đồng nghĩa với thuật ngữ tương thuộc hay duyên khởi. Bản chất của mọi sự vật hiện tượng, theo Phật giáo, không thể tự có mặt vô nhân, càng không thể là thụ tạo của một cái khác. Tất cả là tập hợp của nhân (hetu) và duyên (prataya), tồn tại, phát triển và hoại diệt để tạo thành cái khác bằng một chuỗi tương thuộc của các nguyên nhân (paccayakara)
Trên lập trường chân lý này, người tu học theo lời Phật dạy về nhân quả sẽ là nhà quy hoạch cuộc đời mình, vị kiến trúc sư khôn ngoan về cấu trúc tâm lý, nhận thức và hành vi cuộc sống, và là người kế thừa trực hệ gia tài năng lực hành vi đã được tích tập một cách có ý thức.
Nhận thức quy luật nhân quả chi phối các nguyên lý từ vô cơ, hữu cơ cho đến tâm lý học, nhận thức luận, đời sống luân lý xã hội và ngay cả đời sống tâm linh của con người, hành giả Phật giáo sẽ là người làm chủ ab3n thân mình bằng các nổ lục chuyển hóa quán tính hành vi ngày càng tốt đẹp hơn, để vượt thoát khỏi mọi xiềng xích của nghiệp đã tác tạo.
Mời bạn đón đọc.