Nhạc Đời May Rủi:
Đây là một tác phẩm mãnh liệt về tự do và tù đày, di động và tĩnh lại, trật tự và bất ngờ… Câu chuyện đẹp về bố cục và nhịp độ, giọng điệu hồi hộp đầy điềm triệu, văn phòng lôi cuốn, tinh tế, và mạnh mẽ.
Bất thường và hấp dẫn một cách lạ lùng… Trong câu chuyện rõ ràng mà đọc không dứt ra được này, Auster lẳng lặng nêu ra những câu hỏi bất an về gia nhân và chủ nhà, về lòng trung thành, tự do, và niềm ham muốn giết người không thể lí giải được.
Aster nhào nặn ngôn ngữ tiểu thuyết với con mắt của một thi sỹ và đôi tay của một người kể chuyện… Nhạc đời may rủi vẫn xuất sắc như các văn phẩm trước của ông, khiến người đọc có dịp thưởng thức một tác phẩm văn học đương đại hiếm hoi hấp dẫn nhất.
Câu truyện là một mê cung của những trận đấu trí văn chương. Ẩn dụ và hàm ý ngộ nghĩnh va đập nhau từ trang này sang trang khác. Nhạc đời may rủi là một tiểu thuyết xuất sắc về sự giao đãi của tự do và ngẫu nhiên, đem người đọc lên một chuyến du hành khủng khiếp vào cuộc sống nội tâm của một con người.
Mời bạn đón đọc.
“Nhạc đời may rủi”
<A o
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn Nhạc Đời May Rủi
(Thứ Ba, 15/04/2008) Nhạc đời may rủi (*) là câu chuyện về chàng lính cứu hỏa trẻ tuổi Jim Nashe, khi anh bất ngờ được thừa hưởng một món gia tài nhỏ và rời bỏ thành phố Boston để tìm kiếm một cuộc sống tự do trên chiếc xe Saab màu đỏ đời mới. Hơn 300 trang của cuốn tiểu thuyết là những đòn cân não giữa Jim Nashe và Jack Pozzie – hai người bạn tuy là đồng hành nhưng sự cuồng điên thất thần của một người nào đó trong hai có thể sẽ dẫn đến nguy hiểm cho cả hai; là những cuộc đấu trí giữa Nashe và Pozzie với Flower và Stone khi họ đánh bài với nhau với tiền cược là tất cả những gì mà Nashe còn lại trên thế giới này; là những giằng co quyết liệt và không khoan nhượng giữa giữa Nashe và Murks, khi Nashe chỉ còn lại một mình với cái bức tường xây dở và bãi cỏ hoang… Nhưng có lẽ quyết liệt nhất, cam go nhất trên hết thảy, chính là cuộc chiến giữa bản năng và lý trí trong lòng Jim Nashe. Những cựa quậy rất tinh vi trong người đàn ông này đã đặt ra cho chúng ta câu hỏi về ý nghĩa của tự do thật sự. Giới hạn nào cho sự tự do mà ở đó tự do vẫn còn là một điều đáng quí? Trong những hoàn cảnh nào thì tự do đột nhiên biến thành một bàn tay vô hình, vặn vẹo nhào nặn khiến cuộc sống của chúng ta tồi tệ đi? Và thật ra điều gì là quan trọng hơn – giữa việc tự do làm những gì mình muốn, hay có được một điểm cân bằng để ta có thể kiểm soát cuộc sống của mình giữa những xung đột của lý trí và bản năng, giữa ước mơ của bản thân và những lề thói của xã hội? Đó là những câu hỏi mà Nashe chỉ có thể trả lời được qua những trải nghiệm phi thường của anh trong cuộc sống, với một chuỗi dài những sự kiện ngẫu nhiên. Có lẽ đó cũng chính là điều hấp dẫn nhất của Nhạc đời may rủi, khi Paul Auster đã đặt ra một vấn đề rất rốt ráo về ý nghĩa thật sự của tự do trong đời sống hữu hạn của con người. Nếu cuộc đời của chúng ta chỉ là những chuỗi ngày sống theo bản năng và những ước muốn cá nhân, thì rồi chính cái cuộc sống mà mình tưởng là tự do đó lại trở thành một nhà tù vô hình. Chúng ta bị cầm tù bởi chính những ước muốn, những tự do bay nhảy và bản năng cuồng điên của mình. Bởi vì sự hiện diện của những điều không như ý muốn, những kỷ luật, những nề nếp, những quy củ trong cuộc sống của chúng ta là điều hết sức cần thiết và đáng quý. Những quy củ ấy sẽ là cái phanh cho mọi sự quá trớn và quá đà, và chính chúng sẽ giải thoát chúng ta khỏi cái “tù ngục” của sự quá “tự do”. Bảo Anh Xem thêm nhiều hơn Thu gọn |