Từ lúc khai thiên lập địa, chúng ta đã được dạy là phải chia nhỏ các vấn đề ra để giải quyết. Điều này làm cho những công việc và nhiệm vụ phức tạp có vẻ dễ giải quyết hơn nhưng chúng ta cũng phải trả giá đắt mà không hề biết. Chúng ta sẽ không còn nhận thấy hậu quả những hành động của mình, Chúng ta mất cảm giác được nối kết thực sự với một thế giới rộng lớn hơn. Khi chúng ta cố gắng “nhìn bức tranh tổng quát”, chúng ta đang cố gắng kết lại các mảng sự kiện trong trí óc, nhằm liệt kê và tổ chức lại tất cả những mẫu kiến thức rời rạc. Như nhà vật lý Davie Bohn đã nói, đó là một công việc vô ích, giống như muốn gắn các mảnh gương vỡ để nhìn cho hết toàn cảnh. Thế là, sau một hồi cố gắng, chúng ta vẫn không thể nhìn tất cả các tổng thể cùng một lúc.
Công cụ và những ý tưởng đưa ra trong sách này là nhằm phá bỏ cái ảo tưởng cho rằng thế giới được tạo nên từ những lực không liên kết, không quan hệ với nhau. Khi đã từ bỏ ảo tưởng đó, chúng ta có thể xây dựng “những tổ chức không ngừng học tập”, những tổ chức mà ở đó người ta có thể mở rộng khả năng của mình nhằm tạo ra kết quả mà họ thật sự mong muốn, nơi mà những mẫu tư duy mới luôn được nuôi dưỡng, nơi mà khát vọng tập thể được giải phóng, con người tiếp tục học cách học tập chung với nhau.
Việc xây dựng được những tổ chức không ngừng học tập là điều có thể làm được bởi vì nói cho cùng chúng ta đều là những người đang học. Không ai dạy cho đứa trẻ mới ra đời học. Thật ra, không ai phải dạy cho trẻ thơ cái gì hết. Về bản chất, chúng thật sự là những người học tuyệt vời với óc tò mò cao độ. Chúng học cách nói, cách bước đi và điều khiển những người trong nhà. Phát triển những tổ chức không ngừng học tập là điều có thể thực hiện vì chúng ta không chỉ phải học mà còn thích học. Ai trong chúng ta mà không một lần làm thành viên của một “nhóm làm việc” hiệu quả, một nhóm làm việc ăn ý, hiệu suất cao, tin tưởng nhau, bổ sung điểm mạnh và điểm yếu cho nhau, có chung những mục tiêu đầy ý nghĩa và lớn lao hơn các mục tiêu cá nhân, lập được những thành tích tuyệt diệu nhất….
Mục lục:
Chương 1: “Hãy cho tôi một đòn bẩy đủ dài….và chỉ cần một tay tôi sẽ lay chuyển cả thế giới”
Chương 2: Tổ chức của bạn có mất khả năng học?
Chương 3: Chúng ta là tù nhân của các hệ thống, hay tù nhân của chính tư duy của chúng ta?
Chương 4: Các quy luật của nguyên tắc thứ năm
Chương 5: Thay đổi tư duy
Chương 6: Mẫu của thiên nhiên: Nhận dạng những mẫu kiểm soát sự kiện
Chương 7: Nguyên tắc trung bình
Chương 8: Nghệ thuật nhìn khu rừng và phân biệt từng cây
Chương 9: Ưu thế cá nhân
Chương 10: Những mô hình tinh thần
Chương 11:
Chương 12:
Học tập tập thể
Mời bạn đón đọc.