<IMG class=img_avatar id=StoryAvatar o
Thêm 2 tập truyện của nhà văn Haruki Murakami xuất bản tại Việt Nam(Ngày 08/08/2007) | | | Hai tập truyện mới xuất bản của Haruki Murakami – Ảnh:D.B |
(TNO) Một lần nữa, những độc giả Việt Nam yêu thích nhà văn Haruki Murakami sẽ gặp lại ông qua 2 tập truyện ngắn vừa được NXB Đà Nẵng phát hành trong quý 3.2007, đó là tập truyện “Bóng ma ở Lexington” và “Người Ti-vi” (người dịch Phạm Vũ Thịnh). Haruki Murakami sinh năm 1949 tại Kyoto. Ngay từ nhỏ, Murakami đã tiếp xúc nhiều với văn hóa phương Tây và ông có xu hướng đối kháng với văn hoá truyền thống Nhật Bản. Ông từng cùng vợ mở một quán nhạc Jazz, rồi sống lang thang ở nhiều nước châu Âu và trở thành thành viên hiệp hội các nhà văn Princeton. Murakami bắt đầu viết văn từ năm 29 tuổi và từ đó trung bình mỗi năm cho ra mắt độc giả một tập sách. Thành công lớn của tiểu thuyết Rừng Na Uy (1987) đã khiến ông trở thành một thần tượng văn hóa đại chúng và là nhà văn quan trọng nhất, được đọc nhiều nhất của Nhật Bản sau Kenzaburo Oe. Từ đó đến nay, gần 30 năm hoạt động trên văn đàn, tác phẩm của ông đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng trên thế giới. Với 2 tập truyện ngắn vừa được xuất bản, Haruki Murakami, người được vinh danh như là “một trong những tiểu thuyết gia thế kỷ 20 quan trọng nhất của Nhật Bản” (Từ điển Bách khoa Columbia, ấn bản năm 2001) sẽ khẳng định ông còn là một nhà viết truyện ngắn điêu luyện, xứng đáng với giải thưởng Frank O’Connor (giải thưởng về truyện ngắn giá trị nhất thế giới mang tên nhà văn Ireland) mà ông được trao tặng vào tháng 9.2006. Trong lời tựa của một tập truyện ngắn, ông viết: “Đối với tôi, viết tiểu thuyết là thử thách, viết truyện ngắn là niềm vui. Nếu ví việc viết tiểu thuyết như trồng một khu rừng, thì viết truyện ngắn giống như tạo một mảnh vườn nhà. Hai công trình ấy bổ túc cho nhau, tạo ra cảnh trí mà tôi yêu thích”. “Tôi chẳng quan tâm đến bất kỳ thứ giải thưởng nào. Giải thưởng đích thực của tôi là độc giả, những độc giả đang mong chờ tác phẩm kế tiếp của tôi” (Haruki Murakami) – Ảnh: wp.8deg.com
| Việc đọc Haruki từ các truyện ngắn là một sự “cảm nhận xuất chúng về hiện thực huyền ảo” với những “độc thoại triền miên về nỗi sợ hãi” và “những tình tiết đào sâu xuống nhiều tầng ý nghĩa”, như nhận xét của Chủ tịch Hội đồng thẩm định trao giải Frank O’Connor, ông Tom McCarthy, “đọc xong tác phẩm của Haruki, những hình tượng và tình huống ông sáng tạo ra, vẫn còn lưu lại lâu dài khó quên”.
Tập truyện “Bóng ma ở Lexington” gồm 14 truyện ngắn được nhập chung từ 2 tuyển tập gốc là “Thuyền hàng đi Trung Quốc” (Slow boat to China, xuất bản năm 1983) và “Bóng ma ở Lexington” (Lexington Ghosts, xuất bản năm 1993). Tập truyện “Người Ti-vi” cũng gồm 14 truyện ngắn. Cùng với 3 tập truyện đã được dịch và phát hành tại Việt Nam (“Đom đóm”, “Ngày đẹp trời để xem Kangaroo” và “Sau cơn động đất”), 2 tập truyện vừa phát hành một lần nữa cho thấy tính đa dạng về đề tài và văn phong tuyệt vời của ông. |
D.B
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Sống khó Hơn Là Chết
Sống khó hơn là chết – Ám ảnh quá khứ của Trung Trung Đỉnh (Thứ Tư, 29/05/2008) Nhà văn Trung Trung Đỉnh: “Tôi luôn cảm thấy cõi thực của hôm nay chính là cái kho quá khứ mà con người ta phải è cổ ra mang vác nó”. . Phóng viên: Trở lại với văn học bằng tiểu thuyết Sống khó hơn là chết (tác phẩm vừa được NXB Hội Nhà văn và Công ty Sách Phương Nam ấn hành vào giữa tháng 5-2008), nhà văn có thể nói gì khi chọn một cái tên đầy tính triết lý như thế? – Nhà văn Trung Trung Đỉnh: Mỗi con người có một hoàn cảnh, không ai chọn được số phận cho mình. Tính cách của mỗi người quyết định số phận của họ mà thôi. Các nhân vật của tôi cũng thế. Họ sống như cuộc sống vốn vậy, không thể khác. . Vì sao ông không để cho “cõi thực” trong tác phẩm Sống khó hơn là chết chỉ thuộc về cuộc sống hiện tại ? – Thật ra, tôi đặt bút viết những trang đầu tiên của cuốn sách này vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Phần đầu đã in trên tạp chí Văn nghệ Quân đội và Tạp chí Ngân hàng Tuyên Quang, sau đó là Báo Đường Sắt. Nói như thế để độc giả có thể hình dung “cõi thực” của những năm đó, bây giờ nhìn lại như trong cổ tích. Phần cuối cuốn sách ghi là “cõi thực” thì đó chính là hiện tại, là hôm nay. Tôi luôn cảm thấy cõi thực của hôm nay chính là cái kho quá khứ mà con người ta phải è cổ ra mang vác nó. . Ông muốn gửi những trăn trở gì khi kết thúc tác phẩm bằng hình ảnh những con người ngồi trong sự im lặng vĩnh hằng? – Cái kết tuy rất ngắn, nhưng lại chứa đựng toàn bộ khối “thuốc nổ” của quá khứ và của cả hiện tại. Nếu không có khoảnh khắc lặng câm ấy, chắc nó – tức là cuộc sống thực ấy – sẽ nổ tung mất. . Với ông, hành trình có ý nghĩa nhất của cuộc sống là gì? Và hành trình của ngòi bút có ý nghĩa nhất là khi chạm vào số phận những nhân vật nào? – Hãy nghĩ tới tuổi trẻ và tình yêu. Viết văn cũng thế. Tôi cũng không có ý định làm nhà cách tân, nhưng tôi không thích đi lại lối cũ mà mình đã đi. Tôi không đi kiếm tìm nhân vật, cũng không kiếm tìm ký ức. Thực ra, tôi không đủ khả năng để cho nhân vật được sống thế này hay phải thế kia. Họ bước vào tác phẩm của tôi với những gì vốn có. . Độc giả luôn thấy bóng dáng chiến tranh trong hầu hết các tác phẩm của Trung Trung Đỉnh. Phải chăng ký ức của một thời khói lửa luôn là một nỗi ám ảnh day dứt trong ông? – Đúng thế. Tuổi trẻ là quãng thời gian quý nhất của đời người. Vậy mà toàn bộ tuổi trẻ của tôi – của thế hệ chúng tôi bị cuốn vào cuộc chiến khốc liệt. Thoát chết về được không có nghĩa là thoát khỏi cuộc chiến. . Một thời ông gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên như máu thịt và nhà văn Nguyên Ngọc cũng đã từng nhận xét “không ai viết về Tây Nguyên chân thật như Trung Trung Đỉnh”. Ông có nghĩ rằng sẽ tiếp tục viết về Tây Nguyên, về những con người nơi ấy – vốn là một đề tài không dễ tìm thấy trong các sáng tác mới trên văn đàn văn học hôm nay? – Không ai chọn quê hương cho mình. Tôi được sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng nhưng toàn bộ tuổi trẻ của tôi ở trong rừng Tây Nguyên với bà con các dân tộc trong thời chiến tranh. Mấy chục năm hòa bình tôi vẫn tiếp tục lặn lội về thăm lại nơi ấy. Tôi không nghĩ rằng sẽ tiếp tục viết về Tây Nguyên, mà thật sự là tôi chưa bao giờ thoát khỏi những năm tháng tuổi trẻ nơi chiến trường bom đạn này. Ngay cả trong tác phẩm Sống khó hơn là chết cũng vậy. Các nhân vật của tôi đều mang chút gì đó của núi rừng Tây Nguyên, thậm chí là rất nặng nợ với mảnh đất này. Trở về cõi im lặng vĩnh hằng Một đồng tiền đi lạc qua bao nhiêu cuộc đời, lắng nghe tiếng nói từ trái tim của những kiếp người ấy, rồi nó đến và kể cho nhà văn nghe những câu chuyện thăng trầm. Đồng tiền chỉ trị giá 1.000 đồng nhưng lại mang theo cuộc hành trình dài những ám ảnh của quá khứ và cả ám ảnh về “những điều trông thấy” ở thế giới người. Đồng tiền và nhân vật nhà văn như là hai người bạn tri kỷ, gặp nhau và chia sẻ sự đời bên ly rượu lạt. Đôi lúc, câu chuyện của đồng tiền và hồi ức của nhà văn lẫn lộn vào nhau, gần như cả hai cùng trôi vào một chiều của tư duy để rồi bật ra những suy ngẫm về thế thái nhân tình. Trong Sống khó hơn là chết, tác giả để cho nhân vật tự nói lên những tiếng nói day dứt, những suy nghĩ đau xót của mình. Tiếng nói của những phận người chịu quá nhiều cay đắng cứ như những con sóng xô mãnh liệt vào thác ghềnh cảm xúc. “Ôi! Nhân cách! Nhân cách! Con người đã tìm cách thiêu hủy nó, tôn tạo nó trong binh lửa của những cuộc chiến tranh…”. Tiếng nói như bất lực của nhân vật trước thế-giới-người với những “kẻ có tiền thì mơ ước nhiều tiền hơn, nhưng không thoát khỏi bị kẻ nhiều hơn mình lừa lọc; kẻ ít tiền thì khao khát việc làm, khao khát miếng ăn… lại tiếp tục khao khát tiền bạc, giàu sang và quyền lực…”. Cuộc hành trình nào rồi cũng sẽ đến lúc kết thúc. Kết thúc của tác phẩm khiến người đọc ngậm ngùi, đồng tiền thiên di góp nhặt bao nhiêu suy ngẫm rồi thì cũng đến lúc hóa thân thành cát bụi; con người đi qua bao nhiêu trôi nổi thăng trầm, tranh đấu, giành giật để cuối cùng cũng về với hư vô. Chỉ có cõi yên lặng là ở lại trong tâm khảm của con người – thăm thẳm, vĩnh hằng… T.Q |
TIỂU QUYÊN thực hiện
Sống khó hơn là chết – Ám ảnh quá khứ của Trung Trung Đỉnh (Thứ Tư, 29/05/2008) Nhà văn Trung Trung Đỉnh: “Tôi luôn cảm thấy cõi thực của hôm nay chính là cái kho quá khứ mà con người ta phải è cổ ra mang vác nó”. . Phóng viên: Trở lại với văn học bằng tiểu thuyết Sống khó hơn là chết (tác phẩm vừa được NXB Hội Nhà văn và Công ty Sách Phương Nam ấn hành vào giữa tháng 5-2008), nhà văn có thể nói gì khi chọn một cái tên đầy tính triết lý như thế? – Nhà văn Trung Trung Đỉnh: Mỗi con người có một hoàn cảnh, không ai chọn được số phận cho mình. Tính cách của mỗi người quyết định số phận của họ mà thôi. Các nhân vật của tôi cũng thế. Họ sống như cuộc sống vốn vậy, không thể khác. . Vì sao ông không để cho “cõi thực” trong tác phẩm Sống khó hơn là chết chỉ thuộc về cuộc sống hiện tại ? – Thật ra, tôi đặt bút viết những trang đầu tiên của cuốn sách này vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Phần đầu đã in trên tạp chí Văn nghệ Quân đội và Tạp chí Ngân hàng Tuyên Quang, sau đó là Báo Đường Sắt. Nói như thế để độc giả có thể hình dung “cõi thực” của những năm đó, bây giờ nhìn lại như trong cổ tích. Phần cuối cuốn sách ghi là “cõi thực” thì đó chính là hiện tại, là hôm nay. Tôi luôn cảm thấy cõi thực của hôm nay chính là cái kho quá khứ mà con người ta phải è cổ ra mang vác nó. . Ông muốn gửi những trăn trở gì khi kết thúc tác phẩm bằng hình ảnh những con người ngồi trong sự im lặng vĩnh hằng? – Cái kết tuy rất ngắn, nhưng lại chứa đựng toàn bộ khối “thuốc nổ” của quá khứ và của cả hiện tại. Nếu không có khoảnh khắc lặng câm ấy, chắc nó – tức là cuộc sống thực ấy – sẽ nổ tung mất. . Với ông, hành trình có ý nghĩa nhất của cuộc sống là gì? Và hành trình của ngòi bút có ý nghĩa nhất là khi chạm vào số phận những nhân vật nào? – Hãy nghĩ tới tuổi trẻ và tình yêu. Viết văn cũng thế. Tôi cũng không có ý định làm nhà cách tân, nhưng tôi không thích đi lại lối cũ mà mình đã đi. Tôi không đi kiếm tìm nhân vật, cũng không kiếm tìm ký ức. Thực ra, tôi không đủ khả năng để cho nhân vật được sống thế này hay phải thế kia. Họ bước vào tác phẩm của tôi với những gì vốn có. . Độc giả luôn thấy bóng dáng chiến tranh trong hầu hết các tác phẩm của Trung Trung Đỉnh. Phải chăng ký ức của một thời khói lửa luôn là một nỗi ám ảnh day dứt trong ông? – Đúng thế. Tuổi trẻ là quãng thời gian quý nhất của đời người. Vậy mà toàn bộ tuổi trẻ của tôi – của thế hệ chúng tôi bị cuốn vào cuộc chiến khốc liệt. Thoát chết về được không có nghĩa là thoát khỏi cuộc chiến. . Một thời ông gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên như máu thịt và nhà văn Nguyên Ngọc cũng đã từng nhận xét “không ai viết về Tây Nguyên chân thật như Trung Trung Đỉnh”. Ông có nghĩ rằng sẽ tiếp tục viết về Tây Nguyên, về những con người nơi ấy – vốn là một đề tài không dễ tìm thấy trong các sáng tác mới trên văn đàn văn học hôm nay? – Không ai chọn quê hương cho mình. Tôi được sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng nhưng toàn bộ tuổi trẻ của tôi ở trong rừng Tây Nguyên với bà con các dân tộc trong thời chiến tranh. Mấy chục năm hòa bình tôi vẫn tiếp tục lặn lội về thăm lại nơi ấy. Tôi không nghĩ rằng sẽ tiếp tục viết về Tây Nguyên, mà thật sự là tôi chưa bao giờ thoát khỏi những năm tháng tuổi trẻ nơi chiến trường bom đạn này. Ngay cả trong tác phẩm Sống khó hơn là chết cũng vậy. Các nhân vật của tôi đều mang chút gì đó của núi rừng Tây Nguyên, thậm chí là rất nặng nợ với mảnh đất này. Trở về cõi im lặng vĩnh hằng Một đồng tiền đi lạc qua bao nhiêu cuộc đời, lắng nghe tiếng nói từ trái tim của những kiếp người ấy, rồi nó đến và kể cho nhà văn nghe những câu chuyện thăng trầm. Đồng tiền chỉ trị giá 1.000 đồng nhưng lại mang theo cuộc hành trình dài những ám ảnh của quá khứ và cả ám ảnh về “những điều trông thấy” ở thế giới người. Đồng tiền và nhân vật nhà văn như là hai người bạn tri kỷ, gặp nhau và chia sẻ sự đời bên ly rượu lạt. Đôi lúc, câu chuyện của đồng tiền và hồi ức của nhà văn lẫn lộn vào nhau, gần như cả hai cùng trôi vào một chiều của tư duy để rồi bật ra những suy ngẫm về thế thái nhân tình. Trong Sống khó hơn là chết, tác giả để cho nhân vật tự nói lên những tiếng nói day dứt, những suy nghĩ đau xót của mình. Tiếng nói của những phận người chịu quá nhiều cay đắng cứ như những con sóng xô mãnh liệt vào thác ghềnh cảm xúc. “Ôi! Nhân cách! Nhân cách! Con người đã tìm cách thiêu hủy nó, tôn tạo nó trong binh lửa của những cuộc chiến tranh…”. Tiếng nói như bất lực của nhân vật trước thế-giới-người với những “kẻ có tiền thì mơ ước nhiều tiền hơn, nhưng không thoát khỏi bị kẻ nhiều hơn mình lừa lọc; kẻ ít tiền thì khao khát việc làm, khao khát miếng ăn… lại tiếp tục khao khát tiền bạc, giàu sang và quyền lực…”. Cuộc hành trình nào rồi cũng sẽ đến lúc kết thúc. Kết thúc của tác phẩm khiến người đọc ngậm ngùi, đồng tiền thiên di góp nhặt bao nhiêu suy ngẫm rồi thì cũng đến lúc hóa thân thành cát bụi; con người đi qua bao nhiêu trôi nổi thăng trầm, tranh đấu, giành giật để cuối cùng cũng về với hư vô. Chỉ có cõi yên lặng là ở lại trong tâm khảm của con người – thăm thẳm, vĩnh hằng… T.Q |
TIỂU QUYÊN thực hiện
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
|
|