Việc nghiên cứu các tộc người Tây Nguyên đã trải qua quá trình lâu dài hàng thế kỷ trước đây, trước nhất là từ các học giả hay các viên quan cai trị người Pháp, với các tên tuổi nổi tiếng. Vào thập kỷ 50, 60 một số học giả thế hệ tiếp theo đã tới nghiên cứu thực địa ở Tây Nguyên để thực hiện luận án tiến sĩ về dân tộc học, trong đó tiêu biểu là Anna De Hautecloque Howe. Bà đã sống và làm việc ở Đắc Lắc hơn một nǎm để nghiên cứu thực địa dân tộc Ê Đê.
Cuốn sách Người Ê Đê- một xã hội mẫu quyền đi sâu nghiên cứu và giới thiệu về cơ cấu tổ chức, các quan hệ xã hội của dân tộc Ê Đê, đặc biệt xã hội Ê Đê là xã hội mẫu quyền điển hình nhất ở Tây Nguyên. Những hiểu biết sâu sắc và kỹ lưỡng về dân tộc Êđê được tác giả trình bày trong tập sách này đã và sẽ không chỉ giúp cho các nhà nghiên cứu dân tộc học, xã hộihọc, vǎn hoá học, ,à còn là tài liệut ham khảo tốt cho những người làm công tác thực tiễn và quản lý địa phương hiện nay.