Người Đi Tìm Hình Của Nước (Giai Đoan 1911 – 1930)
Rời Phan Thiết vào Sài Gòn, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành vừa lao động vừa tìm cách ra nước ngoài để học hỏi. Nguyễn Tất Thành bàn với một người bạn thân về chuyện đi ra nước ngoài. Anh nói:"Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm…Anh muốn đi với tôi không?".
Khi người bạn hỏi lấy đâu ra tiền mà đi, anh Thành vừa nói vừa giơ hai bàn tay:
"Đây, tiền đây…chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi".
Cuối cùng với cái tên Văn Ba, anh đã lên tàu rời đất nước, không phải là một thân sĩ mà chỉ là một người lao động bình thường với đôi bàn tay trắng, với một ý chí mãnh liệt, một nghị lực phi thường dấn thân vào cuộc trường chinh gian lao để đi tìm hình bóng một Tổ quốc tự do của ngày mai.
"Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thần kỳ của Người lãnh đạo đã gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột, thực hiện các quyền tự do dân chủ cơ bản cho mọi người. Từ quan điểm gắn liền độc lập dân tộc với tự do của con người, Hồ Chí Minh đã sớm phất cao ngọn cờ bảo vệ nhân quyền chân chính, vì các quyền dân tộc cơ bản và quyền cơ bản của con người, ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội".
Mời bạn đón đọc.