Nghìn Lẻ Một Ngày:
Vào thời kỳ người A Rập bắt đầu viết những câu chuyện của mình là Nghìn lẻ một đêm và người Ba Tư viết Nghìn lẻ một ngày, Ouloug-Beg vẫn thích đọc Zading, còn các hoàng hậu thì yêu thích những câu chuyện trong Nghìn lẻ một ngày hơn. “Muôn tâu các hoàng hậu, tại sao các người lại có thể say mê những câu chuyện vừa vô lý vừa vô nghĩa đến thế? tên thị đồng Oulu hỏi họ. Chính vì vậy mà chúng ta yêu thích những câu chuyện đó! Các hoàng hậu trả lời”.
Trong những năm đầu của thế kỷ XVIII, phương Tây đã khám phá ra gần như đồng thời những chuyện kể A Rập là Nghìn lẻ một đêm và chuyện kể Ba Tư là Nghìn lẻ một ngày. Thực vậy, từ năm 1704 đến năm 1711, A.Galăng đã cho xuất bản mười quyển đầu của tác phẩm dịch từ tiếng A Rập nghìn lẻ một đêm và sau khi ông mất, người ta đã cho xuất bản hai quyển nữa vào năm 1917. Còn Francois Pétis De La Croix đã cho ra đời năm quyển của tập tuyển truyện kể ông dịch từ tiếng Ba Tư nghìn lẻ một ngày từ năm 1710 đến năm 1712.
Hai cuốn truyện không chỉ có nhan đề đối xứng nhau, mà chúng còn có cùng một bố cục, cùng mở đầu bằng một câu chuyện dẫn do cùng một nữ nhân vật kể chuyển sáng tạo qua nhiều ngày đêm liên tục, khiến người nghe luôn phải chờ đợi.
Dù là A Rập hay Ba Tư, thì những câu chuyện trong hai tác phẩm này đều có bối cảnh là một phương Đông tưởng tượng và đều kể cho chúgn ta nghe nhiều diễn biến bất ngờ. Ngoài những điều tình cờ có vẻ chẳng giống thật chút nào của những số phận, trong truyện còn xuất hiện thêm nhiều thần thánh hay các thầy phù thủy, điều đó khiến cho mọi quy luật cứng nhắc của tự nhiên đều phải thất bại. Hai tác phẩm mở ra những chân trời mới cho trí tưởng tượng trong tiểu thuyết này ngay lập tức đã thu hút rất đông đảo độc giả, giống như Châu Âu vốn đang buồn chán về chính mình và tò mò khám phá thế giới khác, đã sẵn sàng chuẩn bị để nghênh đón hai tác phẩm này, chính vì thế cả hai tập truyện đều gặt hái được những thành công rực rỡ. Ban đầu, dường như người ta không tách biệt rõ hai tái phẩm vì trong đó người ta có thể thấy những câu chuyện khá tương đồng nhau. Vônte đã chứng minh điều này: ông cho rằng Nghìn lẻ một đêm và Nghìn lẻ một ngày vẫn sẽ luôn là những câu chuyện trong tuyển tập Nghìn lẻ một, đối tượng yêu thích của độc giả.
Nghìn lẻ một này cũng bắt đầu bằng một câu chuyện về công chúa xứ Cátxơmia tên là Farunnaz. Nàng công chúa này sau một cơn ác mộng đã trở nên thù ghét mọi đàn ông trên thế gian và kiên quyết từ chối mọi lời cầu hôn. Đúng lúc ấy, vú nuôi của nàng là nhũ mẫu Sútlunmơmê tốt bụng, ngày qua tháng lại kiên trì kể cho công chúa nghe rất nhiều câu chuyện với mong muốn kéo công chúa thoát khỏi định kiến khắt khe của cô. Qua những câu chuyện của mình, bằng cách chứng minh cho công chúa thấy rằng trên thế gian này vẫn có rất nhiều người đàn ông hào hiệp và chung tình, bà dần dần cho cô thấy rằng cô cũng có thể gặp được một chàng hoàng tử mà mình có thể tin cậy và không phải lo sợ một ngày kia cô sẽ bị phản bội. Những câu chuyện được bắt đầu, dừng lại rồi lại tiếp tục được kể vào thời điểm công chúa tắm, đã khiến bao người đang say sưa lắng nghe luôn bị bất ngờ trong nhiều tuần nhiều tháng. Vào thời kỳ cuối của cả một thời gian dài trị bệnh, công chúa Farunnaz đã được giải thoát khỏi những mối lo sợ vô căn cứ và cuối cùng nàng đã bằng lòng kết hôn với hoàng tử Ba Tư. Chẳng bao lâu sau, nàng cũng yêu chàng như chính chàng đã yêu thương nàng vậy….
Mời bạn đón đọc.