Tình hình thị trường tài chính và hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có một bước phát triển vượt bậc, nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và ký nhiều hiệp định thương mại với Hoa Kỳ. Trong hoàn cảnh như vậy, việc học tập và nghiên cứu các nghiệp vụ ngân hàng thương mại, nhất là các nghiệp vụ hiện đại như đầu tư tài chính, giao dịch các công cụ phái sinh trên thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối, và nghiệp vụ ngân hàng điện tử… ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều bạn đọc.
Đứng trước tình hình mới, để phục vụ tốt hơn nhu cầu của bạn đọc, quyển “nghiệp vụ ngân hàng thương mại” được phát hành với những nội dung bổ sung và cập nhật mới nhất nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu ngày càng tăng của nhiều sinh viên và nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng thương mại.
Mục lục:
Lời mở đầu
Phần 1: Tổng quan về hoạt động của NHTM
Chương 1: Chức năng và hoạt động của ngân hàng thương mại
Chương 2: Đánh giá hoạt động của ngân hàng thương mại
Phần 2: Nghiệp vụ huy động vốn
Chương 3: Nghiệp vụ huy động tiền gửi
Chương 4: Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành chứng từ có giá
Phần 3: Nghịep vụ cấp tín dụng khách hàng DN
Chương 5: Những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng của NHTM
Chương 6: Nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp
Chương 7: Phân tích tín dụng và quyết định cho vay
Chương 8: Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Chương 9: Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay trung và dài hạn
Chương 10: Nghiệp vụ cho thuê tài sản
Chương 11: Nghiệp vụ bao thanh toán
Chương 12: Các nghiệp vụ cấp tín dụng khác dành cho DN
Chương 13: Nghiệp vụ bảo lãnh
Phần 4: Các nghiệp vụ quản lý rủi ro
Chương 14: Nhận dạng các loại rủi ro
Chương 15: Nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng
Chương 16: Nghiệp vụ quản lý rủi rỏ lãi suất
Chương 17: Nghiệp vụ quản lý rủi ro tỷ giá
Phần 5: Các nghiệp vụ ngân hàng khác
Chương 18: Nghiệp vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân
Chương 19: Nghiệp vụ ngân hàng điện tử
Chương 20: Nghiệp vụ kinh doanh bất động sản
Tài liệu tham khảo
Mời bạn đón đọc.