Nghiệp Và Kết Quả:
Những tiến bộ hôm nay đã cho con người hưởng thụ các tiện nghi của đời sống, các lạc thú của trần gian. Tuy nhiên thêm vào đó có quá nhiều phim ảnh đã giao rắc tư tưởng hận thù bạo lực và dục vọng. Cải thiện và cái ác vẫn đang giằng xé nhau trong nội tâm của con người. Các nhà đạo đức đại diện cho các tôn giáo truyền thống vẫn ra sức kêu gọi con người vượt bỏ cái ác để đi tìm sự toàn thiện.
Đôi lúc con người cảm thấy các thần linh đã vắng bóng vì dường như không còn ai che chở cho điều thiện, cái ác vẫn tồn tại và lan rộng khắp trong cuộc đời này. Nếu như thần linh đã bỏ mặc cho con người tự quyết định lấy số phận của chính mình. Muốn tốt đẹp, họ hãy tìm về nẻo thiện, nếu không, họ phải gánh lấy khổ đau.
Không ai đem cái thiện đến cho con người. Chính con người phải làm cho mình trở nên thánh thiện. Con người sinh ra đều khát khao hạnh phúc và họ có quyền hưởng hạnh phúc.
Đây là một tiêu đề quan trọng mà không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên, hạnh phúc là gì thì vẫn còn là một sự suy xét chưa chấm dứt. Có người cho hạnh phúc là cơm ăn, áo mặc. Có người cho rằng hạnh phúc là danh dự và địa vị. Có người cho hạnh phúc là Tổ quốc hùng cường. Các nhà thần học cho hạnh phúc là cuộc sống vĩnh hằng bên cạnh Thượng Đế ở cõi thiên đàng. Các nhà đạo học phương Đông cho hạnh phúc là nội tâm thanh tịnh sau khi đã chấm dứt mọi sự ham muốn, phiền não. Các nhà từ thiện quan niệm hạnh phúc chỉ thật sự hiện hữu khi chúng ta quên mình phụng sự tất cả mọi người.
Còn hạnh phúc là gì thì tuỳ theo quan điểm của mỗi người. Mỗi người tuỳ theo tâm trạng, hoàn cảnh, kiến chấp của mình để chọn cho mình một định nghĩa về hạnh phúc. Đối với người đói, bát cơm là hạnh phúc. Với người hèn kém, sự quyền quí là hạnh phúc.
Tuy nhiên rất ít người biết tìm hạnh phúc thanh cao. Đa số chỉ vùi đầu trong danh vọng và vật chất. Con người đã tiêu diệt giành giật lẫn nhau. Máu tiếp tục đổ. Máu đã đổ quá nhiều từ khi con người sống đời hoang dã. Máu vẫn còn đổ dù cho con người đã bước sang đời sống văn minh hôm nay.
Từ trước khi Đức Phật ra đời. Luật Nhân Quả Nghiệp Báo đã được nói đến tại Ấn Độ trong các kinh điển Vệ Đà truyền thống. Chỉ có Luật Nhân Quả khách quan âm thầm chi phối tất cả. Luật Nhân Quả là một chân lý, một nguyên lý của vũ trụ.
Nếu Luật Nhân Quả được chấp nhận rộng rãi trên hành tinh này, đạo đức xã hội sẽ chuyển biến mạnh mẽ, con người sẽ hạnh phúc, niềm vui sẽ nhiều hơn.
Mục lục:
Lời tựa
Chương 1: Khái niệm về nghiệp báo
Chương 2: Không gian vật lý
Chương 3: Những bí ẩn của thế giới tâm linh
Chương 4: Bản thể tuyệt đối
Chương 5: Luân hồi
Chương 6: Nghiệp và kết quả
Chương 7: Nghiệp và kết quả xuất thế gian
Chương 8: Chuyển nghiệp
Chương 9: Nghiệp và sự liên hệ với vạn tượng
Chương 10: Công đức
Mời bạn đón đọc.