Theo Amold Toynbee, các nền văn minh bắt đầu suy vong khi chúng mất đi các rễ đạo đức, tầng lớp tính hoa văn hóa biến thành ký sinh, bóc lột quần chúng và tạo ra một tầng lớp bị trị rộng lớn cả bên trong và bên ngoài. Dường như khi lý giải sự phát triển và tan rã của các nền văn minh, ông đã nhấn mạnh vai trò của các giá trị tôn giáo và văn hóa trong khi hạ thấp tầm quan trọng của các yếu tố kinh tế, đồng thời thể hiện niềm tin vào tác động sâu xa đối với lịch sử của chiều kích tâm linh. Tuy nhiên, lý thuyết về thách thức và đáp ứng của Toynbee đã giải thích sáng tỏ về sự ổn định tương đối của những nền văn minh cổ đại như Ai Cập và Hy Lạp.
Văn minh của các Pharaoh phát triển mạnh ở thung lũng sông Nile và chỉ phải đối mặt với vài thách thức từ thế giới bên ngoài, trong một môi trường ổn định không có mấy động cơ để phát triển kỹ thuật quân sự hay công nghệ. Đáng lưu ý là khoảng thời gian trôi qua từ khi xây dựng Kim Tự Tháp cho đến thời đại của Cleopatra còn dài hơn cả từ thời Cleopatra cho đến hiện tại. Người Hy Lạp cổ đại lại khác, họ liên tục phải đối mặt với áp lực từ thế giới bên ngoài do thế giới của họ nằm ngày giao lộ giữa châu Âu, châu Á và châu Phi ở phía đông Địa Trung Hải. Không có gì chắc chắn cho sự thành công, nhưng đáp ứng của họ với những thác thức mà họ phải đương đầu đã tạo ra các điều kiện dẫn đến sự trỗi dậy nền văn minh Hy Lạp.
Một giả thuyết thú vị cũng được Toynbee đưa ra về thời đại của những người Viking. Theo ông, đã có tất cả mọi điều kiện thích hợp để nền văn minh Viking nổi lên và thống trị châu Âu. Lý do mà chuyện này không xảy ra là vì tôn giáo và hệ thống giá trị của họ không chống chọi nổi với sự truyền bá của Cơ Đốc giáo đã làm triệt tiêu bản sắc văn hóa của họ.
Mời bạn đón đọc.