Khi nhắc tới Toyota, mọi người thường nghĩ tới “Phương thức sản xuất Toyota”, “Just in time” hay “hệ thống chế tạo sản phẩm năng suất cao”. Nhưng thực chất, đó mới chỉ là một phần về sản xuất tại Toyota.
Toyota không đào tạo những nhân viên na ná nhau và chỉ biết nghe theo chỉ thị từ cấp trên.
Để tạo ra sản phẩm hiệu quả, nâng cao tối đa năng suất, không thể thiếu việc đào tạo những nhân viên biết tự suy nghĩ, tự thân vận động. Cách suy nghĩ này đã được thấm nhuần ở Toyota.
Vì vậy, cấp trên Toyota không những phải cố gắng theo đuổi hiệu suất, thành quả làm việc mà còn phải tập trung đào tạo cấp dưới.
Thậm chí, họ còn suy nghĩ chính việc đào tạo cấp dưới sẽ liên quan trực tiếp đến thành tích của cấp trên và tăng doanh thu của công ty.
Những nhân vật xuất hiện trong cuốn sách này đều là những nhân viên Toyota kì cựu, từng làm việc trong khoảng thời gian từ nửa đầu năm 1960 đến nửa sau năm 2000. Hiện nay họ đã trở thành những chuyên gia đào tạo tại công ty OJT Solutions (thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản).
Tất cả các chuyên gia này đã từng có kinh nghiệm đảm nhiệm các vị trí như: tổ trưởng, xưởng trưởng… quản lý từ 100 đến 500 nhân viên trong Toyota.
Mời bạn đón đọc.