Muốn ký hợp đồng kinh tế giữa các công ty, hoà giải mâu thuẫn quyền lợi giữa chủ và nhân viên, thoả thuận giá cả,… tất cả đều cần đàm phán. Đàm phán là một nghệ thuật và cũng là một khoa học. Biết cách đàm phán, nhà đàm phán sẽ đạt được kết quả mong muốn.
Trước hết, chúng ta hãy cùng thống nhất một số thuật ngữ sử dụng trong quyển sách này. Đối với mọi người, mặc cả và đàm phán đều đồng nghĩa như nhau; tuy nhiên, trong quyển sách này, từ mặc cả để diễn tả những tình huống mang tính cạnh tranh, thắng-thua, chẳng hạn như mặc cả về giá ở sàn giao dịch, chợ trời, hay rút thăm trúng xe hơi cũ; từ thắng như tình huống xảy ra giữa hai bên đang cố gắng tìm kiếm giải quyết một cuộc xung đột phức tạp.
Thứ hai, nhiều người cho rằng “trung tâm của sự đàm phán” là quá trình cho và nhận nhằm đạt đến một thoả thuận. Tuy nhiên cho và nhận là một quá trình cực kỳ quan trọng, còn đàm phán là một quá trình xã hội rất phức tạp. Nhiều yếu tố trong các yếu tố quan trọng nhất mang lại kết quả đàm phán không xảy ra trong khi đàm phán mà xảy ra trước khi các bên bắt đầu đàm phán, hoặc tạo nên bối cảnh xung quanh cuộc đàm phán.
Thứ ba, những đánh giá trong quyển sách này được đúc từ những kinh nghiệp thực tế trong cuộc sống, từ những bản tin về các cuộc đàm phán đựơc truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và từ những công trình nghiên cứu khoa học xã hội.
Quyển sách gồm 12 chương, trong đó 4 chương đầu giới thiệu những nội dung cơ bản của đàm phán. Các chương 5, 6, 7 và 8 trình bày những diễn biến tâm lý trong quá trình đàm phán. Hai chương 9 và 10 nghiên cứu môi trường xã hội và ảnh hưởng của môi trường đến cuộc đàm phán. Chương 11 trình bày các nền văn hoá khác nhau sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đàm phán. Chương 12 giới thiệu các thói quen tốt mà các nhà đàm phán cần rèn luyện để luôn luôn làm chủ được tình thế trong các cuộc đàm phán.
Mục Lục:
Chương 1: Bản chất của đàm phán
Chương 2: Chiến lược và chiến thuật của mặc cả mềm mỏng
Chương 3: Chiến thuật và các chiến thuật đàm phán thống nhất
Chương 4: Chiến thuật và lập kế hoạch đàm phán
Chương 5: Cảm nhận, nhận thức và xúc cảm
Chương 6: Cách truyền đạt
Chương 7: Phát hiện và sử dụng ưu thế đàm phán
Chương 8: Đạo đức trong đàm phán
Chương 9: Các quan hệ trong đàm phán
Chương 10: Những bên tham gia đàm phán và các nhóm đàm phán
Chương 11: Đàm phán quốc tế và đàm phán giữa các nền văn hoá
Chương 12: Những thói quen tốt nhất trong đàm phán.
Mời bạn đón đọc.