Xem sách hay

Nghệ Nhân Và Margarita – Tiểu Thuyết Của Mikhail Bulgacov

Mua ở đâu?
Mikhail Bulgacov

Mikhail Bulgacov

Nghệ Nhân Và Margarita – Tiểu Thuyết Của Mikhail Bulgacov

Cuộc đời, văn chương của ông trên dưới trăm năm gian nan, thăng trầm nhưng hướng về bất tử… Ông là một trong số rất ít những nhà văn được làm “Bách khoa toàn thư”; và đặc biệt, Bulgacov có lẽ là một trong những nhà văn có tác phẩm được đưa lên và được đọc nhiều nhất trên mạng Internet.
“Nghệ Nhân Và Margarita” là cuốn tiểu thuyết lớn nhất của Ông – một trong những đỉnh cao của nghệ thuật ngôn từ Nga, Tác phẩm này đã được dịch sang tiếng Việt 20 năm trước. Có thể nói, đây là công trình dịch thuật lớn nhất, công phu nhất và tâm đắc nhất của Dịch giả.

Mời bạn đón đọc.


Nghệ Nhân Và Margarita – Tiểu Thuyết Của Mikhail Bulgacov
(Thứ Sáu, 01/12/2006)

Nghệ nhân và người đương thời Bulgakov

TT – Đọc lại Nghệ nhân và Margarita (NNVM) vừa được tái bản nhân kỷ niệm lần thứ 115 ngày sinh Bulgakov, người đọc bắt gặp mấy dòng của tác giả bài thơ Đợi anh về – K.Simonov: “Bulgakov có ba tài năng cùng song hành suốt đời tranh đoạt nhau vị trí số 1: đó là tài năng của nhà văn trào phúng, tài năng của nhà văn giả tưởng và tài năng của nhà văn hiện thực”.

…“Bi kịch của Nghệ nhân là anh không được người đương thời hiểu và đánh giá đúng. Nó cũng là bi kịch của đời riêng Bulgakov và nhiều thiên tài khác. Nhưng ở đây có điểm khác biệt giữa cuộc đời Nghệ nhân và đời thật của nhà văn: Bulgakov đã đấu tranh quyết liệt cho số phận của mình, còn Nghệ nhân thì không.

Có lẽ điều khác biệt này thể hiện lập trường của Bulgakov trong nghệ thuật. Về điều này một nhà nghiên cứu Bulgakov viết: “Nghệ nhân không phải là chiến sĩ. Nghệ nhân là nghệ sĩ. Mỗi người cần phải là chính mình. Và Nghệ nhân, hơn bất kỳ một ai khác, đã sống đúng là mình – là hiện thân vừa của sức mạnh vô biên, vừa của sự yếu đuối vô bờ của sự sáng tạo…”.

Bên cạnh Nghệ nhân là nàng Margarita. Đây là một trong những hình tượng phụ nữ tuyệt vời nhất của văn học Nga, mà nguyên mẫu là người vợ yêu quí của nhà văn Elena Sergeevna với tình yêu trong trắng, cao thượng của mình đã đi vào bất tử.

Margarita là hiện thân của tình yêu vô bờ bến, vì tình yêu chấp nhận tất cả. Để cứu người tình, nàng sẵn sàng trở thành phù thủy, đi cùng quỉ sứ. Margarita là thần hộ mệnh của Nghệ nhân, cũng như tình yêu là thần hộ mệnh của nghệ thuật – cặp bài trùng làm nên số phận…”.

Dịch giả Đoàn Tử Huyến

Bulgakov viết NNVM trong 12 năm (1928-1940) với cái tên dự định là Tiểu thuyết về quỉ sứ, từng bị xé, bị đốt, viết đi viết lại bảy lần! Một cuốn sách không dễ đọc nhưng có sức cuốn hút và ám ảnh kỳ lạ.

Không dễ đọc, trước hết vì độ dày của nó (gần 800 trang khổ lớn), vì hệ thống nhân vật đông đảo (506 nhân vật), nhưng chủ yếu vì nó không tầm thường, không chỉ là kiểu “tiểu thuyết trong tiểu thuyết” (“2 trong 1”) mà nhân vật, sự kiện của hai tiểu thuyết cách nhau đến…1.900 năm, lại thực – hư lẫn lộn…

Tuy vậy, nó vẫn cuốn hút vì cách viết mới lạ, vì độc giả như được sống, được bay lượn trong một thế giới khác – với cách phù phép của nhà hắc ảo thuật Voland từ nước ngoài đến, các nhân vật có thể tàng hình, hóa thân, bay khắp nơi, trò chuyện với người đã chết…

Điều thú vị là nhờ sống trong “thế giới khác”, chúng ta có cơ hội được thấy rõ chân tướng của cuộc sống thật hôm nay (trong sách là hiện thực xã hội ở thành phố Matxcơva những năm 1920-1930, khi Liên Xô thực hiện chính sách “kinh tế mới”).

Cuộc sống sau bao năm tù hãm vừa được “giải phóng” đã bị bóc trần với đủ trò lố lăng bi – hài. Ví như cảnh cả đoàn người xếp hàng để xin căn hộ của Berlioz – chủ tịch Hội Nhà văn Matxcơva – khi nghe tin ông vừa bị xe điện chẹt chết; rồi các vị chức sắc ăn hối lộ, hám đôla, ngoại tình vụng trộm… dần lộ mặt…

Tiểu thuyết NNVM hấp dẫn, giàu tính trí tuệ còn vì đề tài mà Nghệ nhân (nhân vật chính của NNVM và là “cái tôi thứ hai” của tác giả) chọn để viết cuốn tiểu thuyết chính là câu chuyện đã xảy ra 1.900 năm trước với hai nhân vật chính là quan tổng trấn Pontius Pilate và Jesus Christ.

Đã có nhiều tác phẩm văn học dựa vào các sự kiện trong Kinh Thánh, nhưng Bulgakov chỉ tập trung xoay quanh tâm trạng của Pilate trước và sau khi chàng trai quê ở Nazareth bị hành hình trên núi Trọc.

Quan tổng trấn tuy có thiện cảm với “nhà triết học lang thang rách rưới”, từng muốn cứu chàng khỏi tội chết (bằng cách gợi ý cho chàng chối bỏ việc tên Judas tố cáo chàng đã nói những lời xúc phạm đến hoàng đế…), nhưng rồi vẫn tuyên án tử hình và sau đó thì ân hận.

Nhân vật Pilate hèn nhát không dám từ bỏ danh vọng, bổng lộc để thực hiện thiện chí cứu người vô tội vì dù sao y cũng là vị quan của hoàng đế để rồi lương tâm cắn rứt cho mãi… 1.900 năm sau (cảnh gặp lại Chúa Jesus ở cuối tiểu thuyết) cũng như hình ảnh kẻ tử tù không thể nói dối để giữ mạng sống (đã đáp lại “gợi ý” của quan tổng trấn: “Nói sự thật dễ dàng và dễ chịu hơn…”), và việc chàng nhường những giọt nước lúc sắp chết khát cho tên tội phạm bên cạnh trên núi Trọc có ý nghĩa đến muôn đời vì nó tiêu biểu cho cuộc đấu tranh giữa thiện và ác của nhân loại…

Chính vì thế, một nhà văn nổi tiếng người Gruzia đánh giá Bulgakov “đã là người đương thời của cha ông chúng ta, đang là người đương thời với chúng ta và sẽ là người đương thời của con cháu chúng ta”.

<IMG class=lImage o

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn
Ngày 24/09/2007
Điệp viên hoàn hảo (Kỳ 1): Nhà tình báo và người bạn

Thiếu tướng tình báo – anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Xuân Ẩn nói về cái nghiệp tình báo đã vận vào mình: “Người ta có thể nói gì về cuộc sống khi mà luôn chuẩn bị sẵn sàng hi sinh”.

Dưới ngòi bút của giáo sư – nhà sử học Mỹ Larry Berman trong cuốn sách Điệp viên hoàn hảo, nhà báo trong vỏ bọc mà Phạm Xuân Ẩn tạo ra thuở nào nhằm hoàn thành nhiệm vụ tình báo được giao đã nhập vai một cách hoàn hảo. Hai cuộc đời hoàn hảo trong một cuộc đời hoàn hảo.

TT – Tháng 8-1970. Chuyến bay 90 phút từ Singapore đến Sài Gòn đối với cô Diane Anson dường như dài bất tận. Vài ngày trước đó, cô nhận được thông báo chính thức rằng chồng cô, nhà báo Robert Sam Anson, làm việc cho tạp chí Time, đã mất tích ở Campuchia.

Ngày mất tích là 3-8-1970. Ngoài ra không có một thông tin nào khác.

Rời phi trường, Diane đi thẳng tới trụ sở văn phòng tạp chí Time-Life đặt tại khách sạn Continental. Một tay bế con trai Sam mới 15 tháng tuổi, còn tay kia dắt đứa con gái Christian mới hai tuổi rưỡi, cô vào hết phòng này đến phòng khác để hỏi các phóng viên tại đây thông tin về chồng mình. Diane sợ điều xấu nhất đã xảy ra đối với người phóng viên trẻ nhất của tạp chí Time, đồng thời là người chồng mới 25 tuổi của mình.

Quan điểm chung

Phạm Xuân Ẩn đi đến tiệm cà phê Girval, Sài Gòn năm 1973

Khi nhận nhiệm vụ sang Việt Nam, cũng như hầu hết các phóng viên trẻ đến Việt Nam, Bob Anson kỳ vọng rằng chuyến công tác này là cơ hội để anh tạo dựng danh tiếng của mình giống như các đồng nghiệp David Halberstam, Malcolm Browne và Neil Sheehan đã từng làm những năm đầu thập kỷ 1960.

Nhưng sau vài tháng ở Việt Nam, các bài viết của Anson không được đăng trên tạp chí Time. Hai phóng viên cao cấp thường trú tại Sài Gòn là Clark và Burt Pines dường như cũng gặp ít nhiều rắc rối khi các bài viết của họ không được trưởng ban biên tập tạp chí Time ở New York duyệt.

Trong mắt của Anson, cuộc chiến tranh này là giết chóc và vô đạo đức. Đây cũng chính là quan điểm chung về cuộc chiến tranh tồi tệ được cảm nhận ở mọi nơi, trừ bên trong bốn bức tường của văn phòng tạp chí Time ở Sài Gòn cũng như tại tổng hành dinh tờ tạp chí này ở New York.

Khi Anson nêu vấn đề với ban biên tập tạp chí Time về sự tự quyết của người Việt Nam, anh liền bị gán cho nhãn hiệu là kẻ phản chiến nhụt chí và ấm đầu.

Trong một bữa tiệc tối tại văn phòng tạp chí Time do John Scott – một ủy viên biên tập – chủ tiệc, cuộc nói chuyện xoay quanh vấn đề Mỹ đang giành được những tiến bộ lớn trong chiến tranh, người ta lảng tránh thực tế bằng cách đưa ra những thành tích bằng con số lấp lánh.

Anson không thể chịu được nữa, anh xổ ra một tràng: “Các bạn đã bỏ qua một điểm chính rồi. Người Việt Nam đã từng đánh bại Nhật Bản, đánh bại Pháp, và họ đang đánh bại chúng ta, bất kể chúng ta đã dùng đến vũ khí gì để đánh họ. Người Việt Nam kiên trì lắm, họ rất quyết tâm, và lịch sử đang đứng về phía họ. Có lẽ các người không nhận ra điều đó”.

Anson không hề cảm thấy hối tiếc những điều anh đã nói. Nhưng chính những lời anh nói ra đã mang lại tai họa cho anh. Marsh Clark bí mật gửi một lá thư báo cáo các sếp ở New York.

Nhận được thư của Clark, lãnh đạo tạp chí Time ở New York liền gửi một lá thư cho tất cả các phóng viên và biên tập viên của tạp chí Time đang làm việc trên khắp thế giới rằng: “Trước khi đến Việt Nam, Bob đã từng cảm thấy rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam là vô đạo đức; và rằng Việt Nam hóa chiến tranh chỉ đơn giản là kéo dài cuộc chiến tranh vô đạo đức mà thôi. Chẳng có điều gì ở Việt Nam khiến Bob thay đổi được cách nhìn cũ của anh ta”.

Bob Anson muốn từ chức sau khi đọc được những điều mà anh hiểu rằng Clark đã công khai muốn đuổi anh đi. Đó là lý do tại sao anh đã đi tìm gặp một người bạn thân nhất của mình ở Việt Nam: Phạm Xuân Ẩn. Giống như hầu hết các phóng viên ở Sài Gòn, Anson khâm phục Phạm Xuân Ẩn vì các mối quan hệ của ông trong phủ tổng thống và Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.

Phạm Xuân Ẩn dường như biết tất cả mọi người và mọi điều xảy ra ở Sài Gòn, đồng thời luôn sẵn sàng giúp đỡ các phóng viên Mỹ tìm hiểu về đất nước ông. Tại phân xã các tòa báo nước ngoài, người ta đồn rằng Phạm Xuân Ẩn là cựu nhân viên mật vụ dưới thời Ngô Đình Diệm, một điệp viên của Pháp, một nhân viên CIA, một điệp viên của Chính quyền Sài Gòn, hoặc là cùng lúc làm điệp viên cho tất cả các cơ quan nói trên.

Trách nhiệm nặng nề

Diane khóc nức nở khi cô tới văn phòng Phạm Xuân Ẩn. Suốt cuộc gặp, Phạm Xuân Ẩn cứ nhìn chằm chằm vào hai đứa trẻ. Phạm Xuân Ẩn lắng nghe lời của Diane cầu xin giúp đỡ tìm kiếm chồng mình. Trong đầu ông bỗng nhớ lại cách đó vài tuần, Bob Anson đã hẹn gặp ông ở tiệm cà phê Givral để nhờ ông đọc qua lá thư xin từ chức mà Bob định sẽ gửi cho Marsh Clark. Ông đã bảo Anson xé lá đơn xin từ chức đó đi.

Nếu ông không khuyên Anson như vậy, rất có thể hôm nay biết đâu gia đình Anson lại chẳng đang cùng nhau đi nghỉ ở Singapore hay Bali. Nếu Anson trước đó từ chức thì anh đã không phải sang Campuchia. Bởi vì vài tuần sau khi Anson gặp ông ở tiệm cà phê Givral, Marsh Clark gọi Anson tới văn phòng của ông ta – nơi có treo trên tường một tấm bản đồ Đông Dương khổ lớn.

Clark chỉ vào Việt Nam, nói với Anson: “Tôi phụ trách đưa tin khu vực này”. Sau đó ông ta chỉ sang vị trí nước Lào và Campuchia nói: “Còn hai nước này thuộc về anh phụ trách”. Kết thúc buổi làm việc hôm ấy, Clark bảo Anson đóng gói đồ đạc để ra sân bay: “Tôi không muốn thấy mặt anh ở đây nữa”.

Phạm Xuân Ẩn cố tìm lời an ủi Diane bằng cách nói rằng ông sẽ làm tất cả mọi điều có thể để giúp đỡ, nhưng trong lòng thì cũng nghĩ rằng bạn mình có thể không còn nữa. Chính vì thế mà ông thấy mình càng phải có trách nhiệm hơn. Phạm Xuân Ẩn hứa với Diane rằng ông sẽ tiếp tục kiểm tra các nguồn tin.

Sau khi Diane và hai đứa nhỏ rời văn phòng, Phạm Xuân Ẩn suy nghĩ mông lung về người bạn Bob Anson của mình. Ông biết rõ những điều cần làm, nếu không cẩn thận có thể làm hỏng sứ mệnh của mình.

Nhà tình báo hàng đầu của Hà Nội ở Sài Gòn chấp nhận rủi ro bị lộ tẩy để cứu mạng sống cho một phóng viên người Mỹ. Ông biết rằng nếu Bob Anson chết, người Việt Nam cũng mất đi một người bạn chân chính. Trong lòng ngập tràn trách nhiệm nặng nề về sự mất tích của Anson, Phạm Xuân Ẩn quyết tâm tìm bằng được câu trả lời về việc Anson còn sống hay đã chết.

Larry Berman (Nguyễn Đại Phượng dịch)

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 
Mua ở đâu?