Nền Đạo Đức Tin Lành Và Tinh Thần Của Chủ Nghĩa Tư Bản:
Max Weber (tên đầy đủ là Maximilian Carl Emil Weber) (1864 – 1920), nhà xã hội học người Đức, là một trong số ít tác giả có tầm ảnh hưởng lớn lao trong ngành xã hội học, và được xem là một trong những ông tổ của ngành khoa học xã hội này, bên cạnh những tác giả tên tuổi như Karl Marx, E’mile durkheim,…. Một số luận điểm và công trình nghiên cứu của ông đã và vẫn còn tiếp tục là đề tài gây tranh luận trong giới học thuật, kể cả về phía những người ngưỡng mộ lẫn phía những kẻ phê phán. Kể từ khi có bản dịch đầu tiên sang tiếng Nga cho tới những bản dịch sang tiếng Nhật sau này, các công trình của ông đã không ngừng gây ảnh hưởng lớn lao tới các bước phát triển của ngành xã hội học ở hầu như tất cả các nước trên thế giới.
Quyển “Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản” (1904 – 1905) của Max Weber, đã được dịch ra trên 20 thứ tiếng, và cho đến nay có lẽ là quyển được đọc và thảo luận nhiều nhất trong ngành xã hội học. Tác phẩm này trở thành một tài liệu giáo khoa không thể thiếu trong các phân khoa học xã hội ở các đại học trên thế giới.
Trong công trình này, Weber đi tìm nguồn gốc của sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản cận đại Âu châu nơi ethos và nền đạo đức khổ hạnh duy lý Tin Lành. Luận điểm độc đáo của Weber một mặt đã phác hoạ một cái khung phương pháp luận nhằm tìm hiểu những động lực văn hoá – tinh thần vốn luôn luôn chi phối, thúc đẩy hoặc cản trở các quá trình biến đổi kinh tế – xã hội, nhưng mặt khác cũng gợi ra cho chúng ta nhiều câu hỏi bổ ích cần tiếp tục nghiên cứu và giải đáp trong bài toán phát triển ở từng “nền văn hoá”, từng quốc gia trong thế giới hiện đại.
Đâu là nguồn gốc ra đời của chủ nghĩa tư bản cận đại ở Châu Âu? Thế nào là “tinh thần” của chủ nghĩa tư bản? Cần hiểu thế nào về mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá? Đấy chỉ là một vài trong số nhiều vấn nạn mà Max Weber cố gắng đưa ra lời lý giải trong công trình này.
Mục lục:
Vài ghi chú của nhóm dịch giả
Những chữ viết tắt
Những chữ viết tắt các quyển Kinh Thánh mà Max Weber trích dẫn
Lời giới thiệu
Lời nhận xét mở đầu
Max Weber – Nền đạo đức tinh lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản
Phần I: Vấn đề
Chương 1: Tôn giáo và sự phân tầng xã hội
Chương 2: “Tinh thần” của chủ nghĩa tư bản
Chương 3: Khái niệm “Beruf” theo Luther. Các mục tiêu nghiên cứu
Phần II: Quan niệm đạo đức về nghề nghiệp trong đạo tin lành khổ hạnh
Chương 4: Các nền tảng tôn giáo của nền khổ hạnh tại thế
Chương 5: Nền khổ hạnh và tinh thần của chủ nghĩa tư bản
Các giáo phái tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản
Thư mục các công trình được Max Weber trích dẫn trong quyển sách này
Niên biểu tóm tắt cuộc đời và một số công trình chính của Max Weber
Tác phẩm của Max Weber
Thư mục chọn lọc một số công trình nghiên cứu về Max Weber
Chú giải từ vựng
Bản chỉ mục (Index)
Mời bạn đón đọc.