Quyển Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản (1904-1905) của Max Weber, một trong những ông tổ của ngành xã hội học, đã được dịch ra trên 20 thứ tiếng và cho đến nay có lẽ là quyển được đọc và thảo luận nhiều nhất trong ngành xã hội học. Tác phẩm đã trở thành một tài liệu giáo khoa không thể thiếu trong các phân khoa học xã hội ở các đại học trên thế giới.
Trong công trình này, Weber đi tìm nguồn gốc của sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản cận đại Âu châu nơi có ethos và nền đạo đức khổ hạnh duy lý Tin lành. Luận điểm độc đáo của Weber một mặt đã phát họa một cái khung phương pháp luận nhằm tìm hiểu những động lực văn hóa – tinh thần vốn luôn luôn chi phối, thúc đẩy, hoặc cản trở các quá trình biến đổi kinh tế – xã hội, nhưng mặt khác cũng gợi ra cho chúng ta nhiều câu hỏi bổ ích cần tiếp tục nghiên cứu và giải đáp trong bài toán phát triển ở từng “nền văn hóa”, từng quốc gia trong thế giới hiện đại, nhất là ở những nước đang còn nghèo nàn, lạc hậu.
Đâu là nguồn gốc ra đời của chủ nghĩa tư bản cận đại ở châu Âu? Thế nào là “tinh thần” của chủ nghĩa tư bản? Cần hiểu thế nào về mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa? Đấy chỉ là một vài trong số nghi vấn nạn mà Max Weber cố gắng đưa ra lời lý giải trong công trình này.
Mời bạn đón đọc.