- Vào trang riêng của tác giả
- Xem tất cả các sách của tác giả
Câu chuyện khá thú vị và gây ấn tượng mạn qua giọng của Sam McQueen, một cậu bé 11 tuổi mắc bệnh bạch cầu ở giai đoạn cuối.
… Thoạt trông, cứ ngỡ Muốn sống là câu chuyện thương tâm về một cái chết được báo trước. Nhưng càng bị lôi cuốn vào mạch truyện, người đọc nhận ra cái nhìn tỉnh táo và không chút bi quan của nhân vật, giúp xua tan đi nỗi sợ hãi về cái chết của mọi người. Rằng chết cũng chỉ là một việc bình thường, tự nhiên, như một phần hoạt động của nhân sinh, như chu trình sâu hóa bướm vậy… Hơn thế, người đọc còn cảm nhận được trí tưởng tượng phong phú cùng sức sống mãnh liệt ẩn trong một hình hài trẻ thơ đang bị tàn phá bởi căn bệnh chết người, biểu hiện bằng việc cố gắng tạo ra kỷ lục cho những hoạt động tưởng chừng vặt vãnh hay vô bổ… Có thể thấy, Sam muốn khẳng định mình như một cá nhân độc lập và trưởng thành, biết chịu trách nhiệm về bản thân, không ỷ lại hoặc cầu xin lòng thương hại của người khác.Và trên tất cả, cậu bé đã dũng cảm chấp nhận kết cục bi thảm dành cho mình, không chút oán trách số phận…
Mời bạn đón đọc.
Muốn sống – Cảm giác hạnh phúc
“Tên tôi là Sam. Tôi 11 tuổi”… Cuốn sách (Muốn sống, Sally Nicholls, NXB Trẻ) mở đầu đơn giản như thế và rồi mở ra cả một hành trình suy nghĩ trong trẻo của nhân vật Sam McQueen. Sẽ không ai nghĩ rằng đó là một hành trình đi đến sự chết được cậu bé giấu vào trong những hồn nhiên, tinh nghịch – đúng chất của một đứa trẻ 11 tuổi.
“Tên tôi là Sam. Tôi 11 tuổi”… Cuốn sách (Muốn sống, Sally Nicholls, NXB Trẻ) mở đầu đơn giản như thế và rồi mở ra cả một hành trình suy nghĩ trong trẻo của nhân vật Sam McQueen. Sẽ không ai nghĩ rằng đó là một hành trình đi đến sự chết được cậu bé giấu vào trong những hồn nhiên, tinh nghịch – đúng chất của một đứa trẻ 11 tuổi.
“Làm sao biết được mình đã chết? Vì sao ai rồi cuối cùng cũng phải chết? Khi chết bạn sẽ đi về đâu?”… Sam tự hỏi và đã đi tìm câu trả lời bằng một kiểu “lý giải khoa học” mà theo nhiều người là ngớ ngẩn. Nhưng đó cũng chính là ước vọng sống mãnh liệt của một đứa trẻ đang mang trong mình căn bệnh máu trắng. Hàng loạt những bảng kê “những điều mình thích” và “những điều mình cần làm” được Sam viết ra và cố gắng thực hiện cho bằng được. Cậu bé “thích đi lên lúc cầu thang cuốn đi xuống và thích đi xuống lúc cầu thang cuốn đi lên” Sam McQueen đã làm tất cả những gì cậu muốn, ngay cả việc muốn làm “teen” để biết hút thuốc, uống cà phê… như thế nào.
Độc giả sẽ cười với những câu chuyện ngô nghê của Sam, nhưng lại thấy phía sau đó là cả một khoảng lặng day dứt trước ước vọng sống mãnh liệt của một đứa trẻ biết cái chết đang đến gần mình. Sam có cả một bảng kê Những điều tôi muốn xảy ra sau khi chết cho những người ở lại. Có cả mong ước về một đám tang… vui vẻ. Vì theo Sam, nếu ai cũng nhớ đến cậu bằng nỗi buồn thì sẽ không ai dám nhớ cậu nữa. Sam như đang rong chơi trong thế giới của riêng mình, cậu không nghĩ mình biến mất mà chỉ là “đứng phía trên” cuộc đời và nhìn thấy mọi người. Sam đã có một chuyến đi đến thiên đường bình yên như giấc ngủ…
Tác giả Sally Nicholls đã kể bằng một giọng văn trong trẻo cùng cái nhìn lạc quan, hóm hỉnh dù để lại một kết thúc ngậm ngùi. Câu chuyện trong sáng và chân thực, giàu tính hướng thượng về cậu bé Sam đã nhận được giải thưởng Waterstone’s Children’s Book năm 2008. Dành thời gian gần nửa năm chuyển ngữ tác phẩm này, dịch giả khiếm thị Trần Hữu Kham nói rằng nhân vật Sam McQueen bất hạnh nhưng đủ sức mang lại cảm giác hạnh phúc cho người khác bằng sự lạc quan đáng yêu của cậu. Quả thật, nhân vật Sam McQueen đã làm cho Muốn sống trở thành một tác phẩm đủ sức lay động lòng người…
Tiểu Quyên
(Nguồn: Báo Người Lao Động)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn