Xem sách hay

Mùi Vàng – Tiểu Thuyết Trinh Thám

Mua ở đâu?
James Hadley Chase

James Hadley Chase

Mùi Vàng – Tiểu Thuyết Trinh Thám:
“Dưới ánh nắng rực rỡ của sáng tháng năm Pari bừng lên lộng lẫy lạ thường. Qua khuôn cửa sổ lớn của văn phòng, John Dory sếp của chi cục CIA tại Pháp – say mê ngắm nghía những tán lá màu ngọc bích, những cô gái xênh xang trong những bộ quần áo mùa xuân đang nhởn nhơ chen chúc dưới quảng trường Concorde.
Dory cảm thấy phấn chấn lắm. Liếc sang đống tài liệu nằm ngổn ngang trên bàn, thấy không có gì khẩn cấp, ông lại an toạ trong chiếc ghế bành, mỉm một nụ cười vô tư với cảnh tượng bên ngoài.

Với 38 năm phục vụ cho CIA và 66 tuổi đời, ông có đủ lý do để mãn nguyện về mình. Ông đã ngồi vững trên cái ghế giám đốc chi cục Pari, và hơn thế nữa, cấp trên còn đề nghị ông tiếp tục ở lại cương vị ấy dù ông đã quá tuổi về hưu. Điều đó chứng tỏ việc làm của ông là không thể chê bai được, và ông cũng thấy mình là một quan chức không dễ gì thay đổi.
Dory có vóc người tầm thước, trẻ trung, nhanh nhẹn. Ông mang cặp kính trần, đôi mắt long lanh sáng sau hai tấm thuỷ tinh. Với dáng của một chủ nhà băng đang làm ăn phát đạt, ông không thể hiện một chút nào về con người thực của ông. Đó là một giám đốc láu lỉnh, quyết đoán của một cơ quan thế lực mà những hành tung bí mật cùng nguồn tài chính của nó là rất đáng kể.

Đúng lúc Dory đang mơ tưởng đến cô gái mặc mini juyp đỏ, một hiện thân sinh động của buổi sáng mùa xuân rực rỡ như sáng nay thì tiếng chuông điện thoại trên bàn réo giục. Với ông, tiếng chuông điện thoại luôn luôn là những trò đáng nguyền rủa, chúng cắt nát những phút giây như thái của ông – khi ông đang tận hưởng cái thú vui trần thế.
Ông cầm ống nói lên, làu bàu:
– Vâng?
Mavi Paul cô thư ký của ông, nói:
– Đại uý O’Halagan xin nói chuyện với Ngài. Cho nói chứ ạ?
Đại uý O’Halagan, sếp của các điện viên điện từ Hoa Kỳ sang Châu Âu, vừa là cánh tay phải vừa là bạn của Dory. Dory thở dài. Cứ mỗi lần O’Halagan xin gặp thì chắc chắn có chuyện đau đầu.
– Vâng….Tim đấy hả?
– Phải! Xin chào anh. Anh cho gây nhiễu đi.
Giọng nói của O’Halagan có vẻ thận trọng.
“Ồ, hình như có chuyện rồi” Dory vừa nghĩ vừa bấm nút.
– Tim….. chuyện gì đó?
– Alech Hammer vừa phôn cho tôi. Anh ta đang theo dõi ở phi trường Orly. Alech báo cáo rằng German Serman vừa từ New York sang trọng một chuyến bay đêm. Serman đã hoá trang và đi lại bằng hộ chiếu giả.
Dory chớp mắt. Phải chăng mình nghe nhầm? Chẳng gì cũng 66 rồi.
– Anh vừa nói gì? Ai đến?
– Henry Serman. Serman của chúng ta.
Dory thấy máu dồn lên mặt.
– Đây là gì nhỉ? Một trò đùa – Dory vặn – Anh vừa nói điều quỷ quái gì đó?
– Tôi nói rằng German Serman với hộ chiếu giả đã rời phi trường Orly thâm nhập vào Pari.
O’Halagan nhắc lại bằng một giọng kiên nhẫn.
– Không thể thế được. Đây là một sự nhầm lẫn tai hại. Serman đang ở Washington cơ mà……..
– Thưa anh, tôi cũng biết ông ta cần ở đâu. Nhưng cô cùng đáng tiếc là ông ta, vào giờ này, đã hiện diện ở Pari. Hammer tuyệt đối tin vào sự kiện này. Anh nên nhớ rằng trước khi cộng tác với chúng ta, Hammer đã có 4 năm làm vệ sĩ cho Serman. Serman có kiểu vẫy tay, lắc đầu rất đặc biệt mà Hammer không thể nào nhầm lẫn được. Serman đeo râu và một cặp kính đen đi trong nhóm du khách từ New York, Hammer khẳng định rằng anh ta hoàn toàn đúng. Về việc này thì Hammer, một tay điệp viện cự phách của chúng ta, chưa một lần sai sót.
– Có thể anh không biết rằng Serman được FBI săn sóc cả ngày lẫn đêm. Ông ta không thể rời Washington mà FBI không biết gì và chúng ta lại không được thông báo kịp thời. Hammer nhầm đấy.
– Không, thưa anh – O’Halagan phản đối – Còn một chi tiết nữa. Serman dùng hộ chiếu của Jack Ken. Anh nên nhớ rằng Jack Ken rất giống German. Họ đã tận dụng yếu tố này đến hai, ba lần để kéo Serman ra khỏi vòng vây của đám ký giả. Khi ấy Ken có râu.
– Và vì thế anh tin vị khách này không phải là Ken?…….”

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?