Khoa Toán Kinh tế rất quan tâm đến việc xây dựng giáo trình cho các môn học, ngoài việc giáo viên, đặc biệt giáo viên phụ trách môn học mới phải báo cáo và trao đổi thường xuyên với Ban chủ nhiệm Khoa, với lãnh đạo các bộ môn Toán Kinh tế, bộ môn Toán Tài chính, Khoa còn tổ chức hội nghị góp ý cho các bài giảng của các môn học mới, trong đó có bài giảng môn “Mô hình tài chính quốc tế”.
Sau hội nghị đóng góp ý kiến cho môn “Mô hình Tài chính Quốc tế”, tập bài giảng “Mô hình Tài chính Quốc tế” đã có nhiều điều chỉnh chẳng hạn như chuyền chương “Thị trường ngoại hối” sang phần hai gắn với việc xác định tỷ giá và tăng cường các mô hình thực nghiệm… Đến nay tuy còn nhiều vấn đề cập nhật nhưng nội dung cơ bản của cuốn giáo trình nay được định hình như sau:
Phần 1, trình bày những vấn đề về cán cân thanh toán với mục tiêu là: (1) Trang bị cho học viên kiến thức về cán cân thanh toán, mô hình hoá cán cân thanh toán và tình hình kinh tế vĩ mô đảm bảo nền kinh tế đạt được cân bằng đối nội và đối ngoại. Để đảm bảo mục tiêu đó, phần này gồm 6 chương, từ chương 1 đến chương 6, từ chương 1 đến chương 6. Chương 1 giới thiệu lý thuyết về cán cân thanh toán. Chương 2 Trình bày các mô hình kinh tế vĩ mô mở, mô hình cán cân thanh toán đơn giản và thủ tục phân tích bằng mô hình và giới thiệu một số mô hình kinh tế lượng kinh điển về cán cân thanh toán. Chương 3 tập trung phân tích tác động của phá giá đến cán cân thanh toán thông qua cách tiếp cận co giãn và hấp thụ. Chương 4 giới thiệu biểu đồ Swan và quy tắc phối hợp chính sách để điều hành nền kinh tế mở nhằm đạt cả cân bằng đối nội và cân bằng đối ngoại. Tuy biểu đồ Swan đã cung cấp một mô hình còn đơn giản vì biểu đồ Swan đã bỏ qua ảnh hưởng của các luồng chu chuyển vốn quốc tế. Chương 5 trình bày mô hình Mundell – Fleming. Mô hình Mundell – Fleming cho bổ sung cần thiết để khắc phục thiếu sót còn tồn tại ở chương 4. Chương 6 giới thiệu phương pháp phân tích tác động của phá giá đến cán cân thanh toán thông qua tiếp cận tiền tệ đối với cán cân thanh toán…
Mục lục:
Lời nói đầu
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Các chữ viết tắt
Các mô hình được sử dụng
Phần 1: Cán cân thanh toán
Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế
Chương 2: Mô hình cán cân thanh toán
Chương 3: Phân tích tác động của phá giá đến cán cân thanh toán – tiếp cận co giản và hấp thụ
Chương 4: Quy tắc phối hợp chính sách trong điều hành nền kinh tế mở để đạt được cân bằng đối nội và cân bằng đối ngoại
Chương 5: Chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở dưới ảnh hưởng của các luồng chu chuyển vốn quốc tế – mô hình Mundell – Fleming
Chương 6: Phân tích tác động của phá giá đến cán cân thanh toán – tiếp cận tiền tệ
Phần 2: Học thuyết về tỷ giá hối đoái các mô hình xác định tỷ giá hối đoái
Chương 7: Thị trường ngoại hối
Chương 8: Sức mua tương đương và kinh nghiệm về tỷ giá hối đoái thả nổi
Chương 9: Các mô hình xác định tỷ giá
Chương 10: Mô hình lựa chọn hệ thống tỷ giá
Phần 3: Phương pháp kiểm định các mô hình, giả thiết trong tài chính quốc tế
Chương 11: Kiểm định tính thay thế hoàn hảo trong thị trường ngoại hối
Chương 12: Mô hình kiểm định tính hiệu quả của thị trường ngoại hối
Chương 13: Kiểm định thực nghiệm các mô hình tỷ giá – mô hình dự báo tỷ giá
Phần 4: Phần phụ lục
Phụ lục 1: Kỳ vọng, các thủ tục ước lượng và kiểm định
Phụ lục 2: Mô hình " Hai thiếu hụt"
Phụ lục 3: Một số khái niệm về giá tài sản, ngang giá lãi suất, thay thế hoàn hảo, tiền bù rủi ro – Các loại rủi ro
Phụ lục 4: Ảnh hưởng của phá giá điện xuất khẩu không gộp trong mô hình phá giá đồng thời
Phụ lục 5: Các mô hình khủng hoảng tiền tệ và cảnh báo khủng hoảng cán cân thanh toán
Tài liệu tham khảo
Mời bạn đón đọc.