Khi tiếp cận cuốn sách: Mẹ Nhật dạy con thành tài trước năm 12 tuổi của tác giả Ayumi Tani, không ít người sẽ có phản ứng: 1. Liệu có là nói quá khi cho rằng mọi đứa trẻ đều có thể trở thành thiên tài. 2. Vì sao lại là đến khi trẻ 12 tuổi.
Để trả lời cho câu hỏi thứ nhất tác giả cuốn sách dựa trên quan điểm: “Bất cứ đứa trẻ nào cũng tiềm ẩn khả năng có thể nuôi dưỡng thành thiên tài, có khả năng suy nghĩ độc lập, tự học hỏi nghiên cứu, theo đuổi ước mơ của mình”. Và bà cho rằng: “bộ óc thiên tài” chính là khả năng tự mình suy nghĩ, tự hướng tới giấc mơ của bản thân mà nỗ lực.
Với câu hỏi thứ 2: Tại sao lại là đến khi trẻ 12 tuổi, bà cho rằng:
- Não trẻ cho đến 6 tuổi đã hoàn thiện đến 90% , để xây dựng nền tẳng giúp não hoạt độc tốt hơn thì cần thực hiện trước 1 tuổi.
- Cơ sở của học tập chính là khả năng đọc, viết và khả năng tính toán. Việc học tập tại bậc tiểu học chính là toàn bộ nền tảng cơ sở sau này.
- Thói quen học tập cần được nuôi dưỡng, rèn luyện càng sớm càng tốt. Cũng giống như thói quen đánh răng hàng ngày được luyện tập càng sớm sẽ càng dễ thành thói quen.
- “Nhận thức bản thân”, yếu tố quyết định hành động của trẻ sau này, chịu ảnh hưởng rất lớn từ cha mẹ trong thời kì tiểu học.
- Từ bậc trung học trở đi, trẻ sẽ không nghe lời bố mẹ hoàn toàn nữa.
Vì những lý do trên, bà đưa ra lời khuyên cho các bậc cha mẹ nên nuôi dưỡng tình cảm và bồi đắp trí tuệ của trẻ cho đến khi 12 tuổi, giúp trẻ tự tin vào bản thân. Sau đó có thể buông tay, tin tưởng để trẻ tự phát triển. Nhờ vậy người mẹ vừa có thời gian để sống cho bản thân, lại vừa giúp đứa trẻ có được khả năng tự lập tốt hơn nữa.
Từ kinh nghiệm của chính bản thân bà, đồng hành cùng cậu con trai, cùng con tự học giúp cậu không cần phải đến bất kì lớp học thêm nào cũng có thể đổ thẳng vào trường đại học danh tiếng hàng đầu Nhật Bản: Đại học Tokyo.
Bí quyết của bà không có gì cao siêu mà chỉ là những điều hết sức đơn giản mà bất cứ người MẸ BÌNH THƯỜNG NÀO CŨNG LÀM ĐƯỢC đó là:
- Hiểu rằng khái niệm hạnh phúc của trẻ và hạnh phúc của cha mẹ là khác nhau.
- Vui vẻ với những điều khác thường của trẻ.
- Lắng nghe con một cách chân thành nhất.
- Để trẻ tự trách nhiệm trước quyết định của mình.
- Người mẹ cần có cuộc sống phong phú và sự nghiệp riêng
- Trò chuyện bằng cả trái tim với trẻ.
…………..
Dù cha mẹ không cố gắng, không hi sinh bản thân, thì trẻ cũng tự có năng lực thích nghi với cuộc sống.
Cha mẹ không có nghĩa vụ phải đem lại hạnh phúc cho con, mà chỉ có nghĩa vụ nuôi dạy con có năng lực tự đem lại hạnh phúc cho mình.
Bạn có muốn thử bắt đầu nỗ lực một chút để cả cha mẹ và con cái đều trở nên hạnh phúc hay không? Hãy cùng đọc sách và chia sẻ kinh nghiệm của bạn nhé.
Mời bạn đón đọc.