Mạnh Tử (khoảng 372-289 trước Công nguyên), tên là Kha, tự là Tử Dư, Cha ông tên là Kích, mẹ ông là Cừu thị. Mạnh Tử vốn là đời sau của dòng dõi quý tộc Mạnh Tôn nước Lỗ, sau dời đến đất Trâu (nay là huyện Trâu, tỉnh Sơn Đông). Cho nên, trong “Mạnh Tuân liệt truyện – Sử ký” có nói ông là người đất Trâu. Ông mồ côi cha lúc còn rất nhỏ, do một tay mẹ dưỡng dục thành tài. Với sự giáo dục của mẹ, Mạnh Tử đã chăm chỉ đọc sách, ông được cháu nội của Khổng Tử là Tử Tư (tức Khổng Cấp) nhân làm môn sinh.
Chính nhờ sự giáo dục này, đã giúp ông xác lập tư tưởng chủ yếu về nhân tính trong “tính thiện luận” của mình; hơn nữa Mạnh Tử đã đưa tính “thiện” này vào trong tư tưởng chính trị, và mối liên hệ giữa nhân luân với lý luận giáo dục của ông.
Sau này, ông đã kế thừa rất nhiều tư tưởng của Khổng Tử. Để thực hiện những lý tưởng về cuộc sống thái bình của trăm họ, ông bắt đầu thu nhận rất nhiều đệ tử cùng họ chu du liệt quốc để đề cao chủ trương “nhân chính” “vương đạo” của mình. Thời gian này, ông đến các nước Tề, Tống, Lỗ, Đằng, Lương; hơn nữa, còn được triệu kiến với các quân vương như Lương Huệ Vương, Tề Tuyên Vương. Thế nhưng, lý tưởng của ông lại bị xem là thiếu thực tế, không phù hợp với trào lưu đương thời nên ông không được trọng dụng.
Lúc về già, Mạnh Tử quay trở về quê hương để dạy học, đồng thời ông còn cùng với các đệ tử của mình làm nên “Vạn Chương”, “Công Tôn Sửu” v.v… lấy lý tưởng và hoài bão của mình viết thành 7 thiên của “Mạnh Tử”. Mục lục của các thiên này gồm: Lương Huệ Vương, Công Tôn Sửu, Đằng Văn Công, Lý Lâu, Vạn Chương, Cáo Tử và cuối cùng là Tận tâm. Mỗi thiên có hai phần trước và sau (thượng, hạ), tổng cộng có 14 chương, ghi lại những lời nói và sự tích của Mạnh Tử để giáo dục và giúp cho người đời sau có thể hiểu rõ được tư tưởng chủ yếu của ông.
Mục lục:
Chương 1: Giáo dục và hiếu học
Chương 2: Con đường tự tu dưỡng
Chương 3: Quan niệm về trí tuệ cuả con người
Chương 4: Quan hệ giao tế và cách đối nhân xử thế
Chương 5: Quan niệm chính trị xuất phát từ lòng nhân
Chương 6: Tính mệnh người và trời kết hợp là một.
Mời bạn đón đọc.