“… Nhà triết học Đức – Heghen đã từng nói: Châu thực là tự do của tâm linh. Trình độ chân thực của một thời đại nhất trí với trình độ tự do của tâm linh thời đại đó. Lý Xương Bình nói một cách chân thực những điều Lý Xương Bình thấy, càng chứng minh lòng trung thành và tình thương yêu mãnh liệt đối với thời đại chúng ta. Vì trung thành, cho nên Lý Xương Bình mới chọn phương thức sống, phương thức tư duy, phương thức diễn đạt như vậy.
…. Ở thời đại này, một vấn đề khi trực diện đối mặt, chứ không phải cố tình trốn tránh lấp liếm che giấu, thì dù cho vấn đề đó có nghiêm trọng đến đâu vẫn không đáng sợ, chỉ cần chúng ta thật sự có dũng khí.
Rất nhiều người ái một anh hùng, mến phục vĩ nhân. Mến phục của tôi rất bình thường: Tôi mến phục những người có nếp nghĩ chân thực và là người phát ngôn, là tiếng nói của thời đại. (Tần Sóc – tổng biên tập tạp chí Kinh tế “Cửa sổ Phương Nam”)
“Bằng những cứ liệu xác thực, tỉ mỉ, được sắp xếp một cách hệ thống, Lý Xương Bình trong Tôi nói thật với Nhân dân đã vẽ nên bức tranh đời sống nông dân đã vẽ nên bức tranh đời sống nông dân, nông thôn, nông nghiệp Trung Quốc còn rất nhiều khó khăn và đáng báo động: Chỉ trong một xóm nhỏ 235 nhân khẩu, có đến 80% số người mắc bệnh truyền nhiễm, trên 1/5 gia đình có người lao động chết vì bệnh gan. Từ thực tế đó, Lý Xương Bình chua xót viết: Tôi đã dùng ba câu nói để khái quát vấn đề tam nông Trung Quốc là: “Nông dân thật khổ, nông dân thật nghèo, nông nghiệp đang gặp nguy hiểm”.
Phần cuối cuốn sách Tôi nói thật với Nhân dân là 24 câu hỏi vì sao của Lý Xương Bình, rộng ra cũng là của 800 triệu nông dân Trung Quốc. Câu số 24 kết lại thành tư tưởng chủ đạo: Vì sao vấn đề nông thôn được Trung ương càng ngày càng chú ý mà vấn đề ở ngôn thôn ngày càng nhiều? Vì sao? Phải chăng cách lí giải của tác giả là thuyết phục: Một công dân Trung Quốc từ nhỏ đã học thuộc lòng câu tôi yêu Tổ Quốc, ở ngay nước mình lại chỉ có thể tạm trú. Đâu quả là việc chẳng có đạo lí tí nào.
Sự thật cao cả trong Tôi nói thật với Thủ Tướng và Tôi nói thật với Nhân dân đã lên tiếng, sự thật đó như tiếng chuông ngân lên, gióng lên cảnh báo cho toàn thể xã hội, cho bất cứ ai có lương tri, tình cảm phải suy nghĩ và hành động khẩn trương để thoát khỏi nghèo đói, dốt nát và cả những định kiến, kì thị vô lí về con người, đặc biệt là người nông dân. Tinh thần dân chủ của tác phẩm Tôi nói thật với Nhân dân chính là ở lòng dũng cảm của tác giả nói lên sự thật cao cả.” (Nhà văn – Bùi Việt Thắng)
Mục lục:
Sự thật cao cả
Lời tựa I
Lời tựa II
Báo cáo điều tra
Cuộc sống của nguyên cáo Trương Phi Khánh
Có hay không có dân chủ – Hai khoảng trời xa lạ
Trực tiếp bầu Trưởng hương ở Bộ Vân
Tuỳ bút
Xin hãy cứu người thân của tôi ở nông thôn
Văn tế bà nội
“Mời khách” cũng là lực lượng sản xuất
Quan điểm
Phải chăng tam nông là bệnh bất trị?
Ba bước mới đi hơn nửa bước
Không được mê tín thị trường
Nên cẩn thận khi nói về tư hữu hoá ruộng đất
Làm thế nào để đối phó với cách làm ăn phi pháp của quan chức chính quyền cơ sở và quần chúng nhân dân
Trả lời phỏng vấn
Thịnh thế nguy ngôn
Thề suốt đời kêu gọi cho lợi ích của nông dân
Thành quả của cải cách kinh tế đi đâu mất rồi
Để bạn xem truyền hình hiểu rõ hơn về vấn đề tam nông
Trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Tuổi trẻ (Việt Nam)
24 Câu hỏi vì sai của Lý Xương Bình
Mời bạn đón đọc.