Bộ Sách Đạo Kinh Doanh Việt Nam Và Thế Giới – Lương Văn Can – Xây Dựng Đạo Kinh Doanh Cho Người Việt thuộc bộ Đạo kinh doanh, viết về cuộc đời một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam – chí sĩ Lương văn Can. Ông là người thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục, khởi xướng cho phong trào yêu nước ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20, ông cũng là người cổ vũ cho nền thương nghiệp nước nhà, thể hiện niềm tin và nghị lực mạnh mẽ để góp phần làm thay đổi xã hội theo chiều hướng tích cực.
Tám mươi năm trước, một nhân sĩ người Việt đã nói câu chuyện ” Thế giới đi lại như một nhà ” với đông đảo người dân, đề cao việc mở rộng buôn bán trong và ngoài nước, cổ vũ việc học tập và rèn luyện các kỹ năng kinh doanh để bằng với thiên hạ trên thế giới… Đó là Lương Văn Can, một nhà yêu nước, một trí thức lớn, một nhà doanh nghiệp và là tác giả bộ sách dạy kinh doanh đầu tiên của Việt Nam ” Thương học phương châm “. Sau gần 100 năm, hậu thế lần giở những trang ghi chép tâm huyết trong cuộc đời và sự nghiệp của ông, mới thấy, cách đây rất lâu, người Việt đã tìm đường kinh thương và viết nên những trang đầu tiên của ” đạo kinh doanh ” – mà cho tới bây giờ, có thể những doanh nhân của thời hiện đại còn phải cố lắm mới ngộ ra và theo kịp bước khởi đầu…..
Mục lục:
Cùng bạn đọc: Kiếm tiền hay phụng sư xã hội?
Lời nói đầu
Chương 1: Cùng xắn tay đổi thay vận nước
Chương 2: Kinh doanh để phụng sự tổ quốc
Chương 3: Đạo kinh doanh của người Việt
Chương 4: Tiếp tục sự nghiệp ” Khai dân trí, Chấn dân khí “
Phụ lục
Mời các bạn đón đọc.
(Thứ Tư, 04/07/2007)
Kinh doanh là gì và doanh nhân là ai?
TTCT – Giản Tư Trung và những cộng sự của anh ở PACE đã tự đặt lên vai mình một trọng trách “góp phần thu hẹp khoảng cách doanh trí giữa Việt Nam và thế giới”.
Với mục tiêu đó, tổ hợp giáo dục PACE đã thực hiện một cuộc nghiên cứu và sưu tầm đồ sộ về cuộc đời, sự nghiệp 25 doanh nhân huyền thoại của Việt Nam và thế giới, tổng hợp thành 25 quyển sách giá trị. Mười quyển sách đầu tiên trong bộ sách 25 quyển vừa được NXB Trẻ phát hành rộng rãi trên cả nước.
Bộ sách được PACE đặt tên là “Đạo kinh doanh Việt Nam và thế giới” với mong muốn chia sẻ rằng các doanh nhân là những người được sinh ra để thực hiện điều mà PACE gọi là “phụng sự xã hội” bằng những hành động kinh doanh, những hành động không phải chỉ để kiếm ra tiền, mà là tạo ra “nhiều giá trị hơn cho xã hội” và làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Bill Gates không thể nào tiêu hết một phần ngàn số lãi cơ bản được đẻ ra từ số tài sản khổng lồ của ông trong 1 triệu năm, trong khi ông chỉ có thể sống không quá 100 năm. Điều đó hàm nghĩa là toàn bộ tài sản mà ông làm ra, và cả những ý tưởng thiên tài của ông, cuối cùng thuộc về xã hội. Quĩ từ thiện Bill và Melinda của ông và vợ ông nay lên đến hàng chục tỉ USD cho thấy thái độ “phụng sự xã hội” của ông, ngay khi còn sinh thời. Sam Watson của Wal-Mart sống kín đáo, giản dị và tiết kiệm từng đồng USD, trong khi tài sản của ông ước lượng khoảng 25 tỉ USD và điều quan trọng là ông đã không coi số tài sản đó là của mình!
Như vậy, vấn đề cốt tủy của đạo doanh nhân không phải chỉ là giải quyết sự chọn lựa nhị nguyên “kiếm tiền hay phụng sự xã hội”, đặt chuyện kiếm tiền và phụng sự xã hội thành hai mặt đối nghịch và chia doanh nhân thành hai loại người, những người chỉ biết kiếm tiền và những người vừa biết kiếm tiền vừa biết phụng sự xã hội. Vấn đề cốt tủy của đạo kinh doanh chính là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập đó và chỉ ra rằng việc kiếm ra được nhiều tiền của doanh nhân cũng đồng thời bao hàm ý nghĩa là họ có điều kiện phụng sự xã hội nhiều hơn và tốt hơn. Khái niệm “doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm” (responsible business enterprise/RBE) đang được phổ biến và trở thành mô hình kinh doanh chuẩn mực, không những tại các quốc gia phát triển mà còn tại các thị trường mới nổi của những nền kinh tế chuyển đổi, đang trên đà hội nhập toàn cầu.
Cuối cùng, điều đáng trân trọng là ý tưởng xây dựng một thế hệ doanh nhân Việt Nam hùng mạnh có thể đua tranh mạnh mẽ cùng doanh nhân các nước, bằng cách “khôi phục các giá trị cao quí của văn hóa Việt Nam, những giá trị Việt kết hợp với những giá trị đỉnh cao của văn minh nhân loại để từ đó góp phần hình thành văn hóa doanh nhân Việt.
Đất nước Việt Nam, ngay trong thời kỳ còn dưới ách thực dân, đã sản sinh những Lương Văn Can, Bạch Thái Bưởi…, những doanh nhân đã khởi được nghiệp lớn trong hoàn cảnh hết sức khó khăn và đã có những ý tưởng về những yếu tố căn bản của đạo kinh doanh: (phải có) thương phẩm, thương đạo, thương học, biết cách giao thiệp, biết trọng nghề, có lòng kiên tâm, biết giữ tín thực. Cụ Lương Văn Can đã chỉ ra mối liên hệ thiết yếu giữa kinh doanh và phát triển của một nước: “Việc buôn bán thịnh suy có quan hệ đến quốc dân thịnh suy như thế, ta há nên coi thường xem khinh được sao?”. Ngay khi nước nhà mới giành độc lập, ngày 13-10-1945, Hồ Chủ tịch đã khẳng định với giới công thương kỹ nghệ gia Việt Nam: “Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng là sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng”.
Ngày nay, trên đà hội nhập, hợp tác và tranh đua cùng với cả thế giới, đất nước hơn bao giờ hết đang rất cần có một đội ngũ doanh nhân Việt Nam mới có bản lĩnh, có kiến thức, hành động chuyên nghiệp và nắm vững “đạo kinh doanh”.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn