Xem sách hay

Lược Sử Việt Nam

Mua ở đâu?
Trần Hồng Đức

Trần Hồng Đức

Nước Việt Nam ta ở về phía Đông Nam châu Á, hẹp bề ngang, dài bề dọc, hình cong như chữ S, trên phía Bắc và dưới phía Nam phình rộng ra, khúc giữa miền Trung thì eo hẹp lại, Đông và Nam giáp biển Đông (Thái Bình Dương), Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Vương Quốc Campuchia, nước ta có diện tích 329.650 Km2 trên đất liền và 700.000 Km2 thềm lục địa kể cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Dân số buổi đầu dựng nước chừng 50 vạn. Đầu thời Lý, Trần chừng hơn 5 triệu và nay (2008) trên 83 triệu dân.

Nước Việt Nam ta nằm ở khu vực nối liền hai đại dương: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vùng hải đảo và lục địa châu Á nên cũng là nơi tụ cư của nhiều tộc người khác nhau. Trên bước đường phát triển của loài người, Việt Nam là nước nằm giữa hai trung tâm văn minh lớn (Trung Hoa – Ấn Độ) cổ xưa nên cũng sớm trở thành điểm giao lưu của những nền văn minh đó. Theo các nhà dân tộc học, trên lãnh thổ Việt Nam có 54 tộc người sinh sống. Mặc dầu mỗi tộc người đều có những nét văn hoá riêng nhưng vẫn gắn bó chặt chẽ với nhau trong vận mệnh chung, thành quả của cuộc đấu tranh, hoà hợp lâu dài trong lịch sử lấy tộc người Việt – chiếm 80% dân số, làm trung tâm.

Sau cách mạng tháng tám năm 1945 với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà – vốn là thành quả đấu tranh chung của cả dân tộc, tất cả các tộc người, đều tự do và bình đẳng, cùng nhau phấn đấu vươn lên, chung sức, đồng lòng xây dựng Tổ quốc Việt Nam.

Mục Lục:

  • Chương I. Truyền thuyết Kinh Dương Vương Họ Hồng Bàng – Lạc Long Quân – Âu Cơ (Thời tiền sử)
  • Chương II. Nhà Thục (257T-208T) 50 năm, quốc hiệu Âu Lạc, Kinh Đô Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà nội)
  • Chương III. Phong kiến Trung Hoa thống trị lần thứ nhất (207T-39)
  • Chương IV. Thời kỳ đấu tranh chống phong kiến Trung Hoa thống trị lần thứ nhất (207T-39) 246 năm
  • Chương V. Trưng Nữ Vương (40-43) 3 năm kinh đô Mê Linh
  • Chương VI. Thời kỳ đấu tranh chống phong kiến Trung Hoa thống trị lần thứ hai (43-543) 500 năm, bà Triệu khởi nghĩa (248)
  • Chương VII. Nhà Tiền lý và nhà Triệu (544-602) 58 năm,quốc hiệu Vạn Xuân, Kinh Đô Long Biên (Thuận Thành – Bắc Ninh)
  • Chương VIII. Thời kỳ chống phong kiến Trung Hoa thống trị lần thứ ba (603-939) 336 năm
  • Chương IX. Thời kỳ xây dựng nền tự chủ (905-938)
  • Chương X. Nhà Ngô (939-965) 26 năm, Kinh Đô Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)
  • Chương XI. Nhà Đinh (968-980) 12 năm, quốc hiệu Đại Cồ Việt Kinh đô Hoa Lư (Gia Viễn, Ninh Bình)
  • Chương XII. Nhà Tiền Lê (980-1009) 29 năm, quốc Hiệu Đại Cồ Việt, Kinh Đô Hoa Lư (Gia Viễn, Ninh Bình)
  • Chương XIII. Nhà Lý (1010-1225) 216 năm, quốc hiệu Đại Cồ Việt, Kinh Đô Hoa Lư, năm 1010 dời đô về Thăng Long, từ năm 1054 đổi quốc hiệu Đại Việt
  • Chương XIV. Nhà Trần (1225-1400) 175 năm, quốc hiệu đại Việt, Kinh đô Thăng Long
  • Chương XV. Nhà Hồ (1400-1407), quốc hiệu đại ngu, kinh đô Tây Đô (Thanh Hoá)
  • Chương XVI. Hậu Trần (1407-1413)
  • Chương XVII. Thời kỳ đấu tranh chống nhà Minh thống trị (1414-1427)
  • Chương XVIII. Triều Lê Sơ (1428-1527) 100 năm, quốc hiệu Đại Việt – Kinh Đô Đông Đô (Hà Nội)
  • Chương XIX. Nhà Mạc (1527-1592) 65 năm, Kinh Đô Đông Đô (Hà Nội)
  • Chương XX. Nhà Lê Trung Hưng (1533-1788): 255 năm
  • Thời Kỳ Trịnh – Nguyễn Phân Tranh
  • Chương XXI. Nhà Tây Sơn (1778-1802) 24 năm Kinh Đô Phú Xuân (Huế)
  • Chương XXII. Triều Nguyễn (1802-1945) 143 năm, quốc hiệu Việt Nam (từ Minh Mạng (1838) là Đại Nam), Kinh Đô Huế (Thừa Thiên)
  • Cuộc xâm lược nước ta của thực dân Pháp và những cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp trước khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời (1858-1930)
  • Chương XXIII. Việt Nam dân chủ cộng hoà (2-9-1945) (Thủ Đô Hà Nội)
  • Chương XXIV. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Từ 2-7-1976), thủ đô Hà Nội

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?