Luật Quản Lý Thuế (Thực Hiện Từ 01/07/2007):
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật Quản lý thuế quy định về việc quản lý thuế.
Phạm vi điều chỉnh
Luật Quản lý thuế quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật.
Đối tượng áp dụng
1. Người nộp thuế:
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế.
2. Cơ quan quản lý thuế:
a) Cơ quan thuế gồm Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế;
b) Cơ quan hải quan gồm Tổng cục hải quan, Cục hải quan, Chi cục hải quan.
3. Công chức quản lý thuế gồm công chức thuế, công chức hải quan.
4. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế.
Mục lục:
Luật quản lý thuế
Chương 1: Những quy định chung
Chương 2: Đăng ký thuế
Chương 3: Khai thuế, tính thuế
Chương 4: Ấn định thuế
Chương 5: Nộp thuế
Chương 6: Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
Chương 7: Thủ tục hoàn thuế
Chương 8: Thủ tục miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt
Chương 9: Thông tin về người nộp thuế
Chương 10: Kiểm tra thuế, thanh tra thuế
Chương 11:Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Chương 12: Xử lý vi phạm pháp luật về thuế
Chương 13: Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện
Chương 14: Điều khoản thi hành
Mời các bạn đón đọc.