Xem sách hay

Luật Dân Sự Việt Nam – Tái bản 06/07/2007

Mua ở đâu?

Luật Dân Sự Việt Nam:

Luật dân sự đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Trước đây, người ta quan niệm luật dân sự chỉ điều chỉnh các quan hệ sinh hoạt thuờng ngày của người dân. Ngày nay, luật dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động. Các chủ thể được luật dân sự điều chỉnh cũng rất rộng: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Như vậy, mọi quan hệ được đặc trưng bởi tính bình đẳng, tự nguyện, tự định đoạt giữa các chủ thể độc lập về mặt tài sản đều được coi là quan hệ pháp luật dân sự và được luật dân sự điều chỉnh.

Không chỉ có vậy, các nguyên tắc của luật dân sự được coi là những nguyên tắc cơ bản để soạn thảo, xây dựng các hợp đồng thương mại quốc tế. Trong thời đại hội nhập WTO và toàn cầu hóa hiện nay, nắm vững các kiến thức về luật dân sự và biết cách vận dụng chúng là chìa khoá để đàm phán với các đối tác nước ngoài một cách bình đẳng.

Mặc dù rất phù hợp với nhu cầu hiện tại, song luật dân sự cũng là một khoa học rất “cổ”, có truyền thống hàng ngàn năm. Luật dân sự Việt Nam có hai nguồn gốc khoa học. Nguồn gốc thức nhất từ luật dân sự La Mã, bắt nguồn từ năm 700 trước công nguyên, du nhập vào Việt Nam thông qua bộ luật Napoléon. Nguồn gốc thứ hai là từ tập quán của nhân dân, được luật hoá thông qua Bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh Tôn từ thế kỷ thứ 15.

Đối với các sinh viên, học viên trường luật, môn luật dân sự là một trong những môn học khó nhất, song cũng lý thú nhất. Nếu chúng ta biết cách tiếp cận môn học này như một môn học của suy luận logic, tìm hiểu bản chất của vấn đề, đứng trên quan điểm và lợi ích của những người tham gia, vận dung lý thuyết đấu trí (game theory), thì luật dân sự là một môn học tuy cũ nhưng luôn là thách thức cho những ai say mê tìm hiểu con người – tổng hoà của các quan hệ xã hội.

Quyển sách “Luật dân sự Việt Nam” cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng thể, toàn diện, có nguồn gốc khoa học về luật dân sự Việt Nam. Thông qua quyển sách này, mong rằng bạn đọc sẽ không coi việc học luật dân sự là thuộc lòng các điều luật, hay ghi nhớ những gì giảng viên đọc cho học trò chép, hay kể chuyện vui cho sinh viên nghe, mà là một chuỗi tư duy, tranh luận, khám phá, để cùng giải quyết “Những bài toán khó” trong quan hệ giữa người và người.

Mục lục:

Phần 1:

Chương 1: Khái luận Dân sự Việt Nam

Chương 2: Quan hệ pháp luật dân sự

Chương 3: Đại diện, thời hạn, thời hiệu

Phần 2: Quyền sở hữu, sở hữu trí tuệ, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật

Chương 1: Quyền sở hữu

Chương 2: Luật sở hữu trí tuệ

Chương 3: Quyền thừa kế

Phần 3: Luật hợp đồng

Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng

Chương 2: Các hợp đồng dân sự thông dụng

Phần 4: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?