Luận Về Chữ Nhân – Tủ Sách Ngũ Thường:
Nền văn hoá của nhân loại đã hình thành và phát triển mỗi ngày theo chiều hướng hoàn thiện. Văn hoá Tây phương phát triển chậm hơn Đông phương nhưng lại có những bước tiến vĩ đại nhờ vào đầu óc lý luận chặt chẽ và logic. Cả hai nền văn hoá này đều có một điểm chung là khuyến khích lòng nhân ái của mọi người, để giúp nhau sinh tồn và làm cho cuộc sống ngày thêm tốt đẹp.
Riêng ở Đông phương, ngày từ trước Công nguyên rất lâu, đạo lý nhân bản đã được hiền nhân đặt để và phổ biến, dù rằng khi ấy hầu hết cuộc sống vẫn còn ở tình trạng bộ tộc. Để sống còn, người Trung Quốc thời sơ khai phải săn bắn kiếm ăn, chém giết tranh giành nhau miếng ăn chẳng khác gì động vật. Tuy nhiên, cho đến khi Thần Nông xuất hiện, dạy cho dân biết cày cấy, chỉ cách lấy lửa; Nữ Oa dạy cho dâ biết kéo tơ, dệt vải thì văn hoá đã tiến sang một bước ngoặt mới, thành lập cộng đồng xã hội. Xã hội càng ngày càng phát triển, việc tốt xen lẫn việc xấu, con người lúc đó hãy còn chạy theo bản tính tự nhiên, tức có phần thiên về thú tính. Để ngăn cản và giúp con người đừng chạy theo thú tính thấp hèn, giảm bớt những hành động trái với luân lý, cổ nhân đã đặt ra những qui phạm về luân thường, mà trong đó Ngũ thường được xem như rường cột, khuyến khích mọi người rèn tập và noi theo. Điển hình nhất của đạo lý Trung Quốc là những nguyên tắc phong hoá như Tam cương, Ngũ thường… rồi sau đó được hoàn thiện bằng chữ viết như kinh lễ, Gia Lễ… mà đến ngày nay tít nhiều vẫn có giá trị.
Riêng chữ nhân, đức tính đứng đầu của ngũ thường thì lại khá mông lung bởi phạm vi của nó quá rộng rãi. Nếu đi sâu vào ý nghĩa của chữ Nhân, những câu hỏi đại loại như: “Thế nào là nhân, Nhân có cần đi đôi với bốn đức tính còn lại hay không?”, “Có phải giết người hay sát sinh là thiếu lòng nhân?”, “Người lính trong chiến tranh phải ra tay tàn sát đối phương có lòng nhân hay không”, “Cha mẹ yêu thương lo lắng cho con cái là lòng nhân hay chỉ vì tình yêu phụ tử?”,… vố số những câu hỏi ấy khiến người ta khó trả lời được thông suốt nếu không hiểu biết thâm sâu về chữ Nhân. Cũng vì vậy, đôi khi chúng ta thấy một người “bố thí” chút tiền bạc cho kẻ nghèo khó đã vênh mặc đắc ý tự cho mình là nhân đức lắm rồi.
Thông thường người ta nói Nhân nghĩa, nhân ái chứ không kết hợp nhân với lễ, hiếu hoặc trí, tín. Vậy thì người nhân không cần đế lễ, trí và tín hay sao? Lòng hiếu thảo với cha mẹ anh em đã đủ thể hiện lòng nhân hay chưa?
Theo nghĩa đen, nhân tức là nhân đạo, là lòng thương yêu đồng loại, con đường mà bất cứ ai cũng nên đi theo. Dĩ nhiên, con người là phải biết thương yêu nhau, nhưng thương yêu như thế nào, thương bằng cách nào và có giới hạn về chữ nhân hay không là điều từ ngàn xưa đến nay vẫn đáng cho chúng ta bàn cãi. Như đức Phật đã nói: “giết một con rắn độc là cứu muôn vạn chúng sinh”, mở rộng ý nghĩa ra việc trừ diệt một kẻ gian ác thì công đức cũng tương tự như vậy.
Mục Lục:
Dẫn nhập
Bao dung minh chính
Tha thứ thiên về lợi ích của người
Tình yêu nhân loại
Vui sống và sống vui
Giữ cho tinh thần sung mãn
Ý nghĩa của làm việc thiện
Lạc quan và hy sinh
Biết người biết ta
Khách quan và trung thực
Lòng trắc ẩn
Hận thù, ghen ghét
Nghĩa khí là sức mạnh vô hình
Rèn luyện tâm hồn cao thượng
Hoà đồng với cuộc sống
Nhân và trung hiếu
Thế nào là “nhân” đúng nghĩa
Khổng Tử, người quân tử Trung Hoa thời cổ đại
Phạm Trọng Yêm
Lo trước nỗi lo thiên hạ – vui sau niềm vui thiên hạ
Hán Văn Đế
Bậc quân vương nhân hiếu
Uy hậu, biết lo cho dân.
Mời bạn đón đọc.