“Lụa” hay bài thơ tình giữa hai thế giới Ngày 04/09/2007 | | Lụa với gần 160 trang sách cỡ nhỏ bao gồm 65 chương, mỗi chương 2 hay 3 trang, đặc biệt có chương chỉ vẻn vẹn vài dòng thật sự như những đoạn thơ trầm lặng chôn chặt vào lòng những khối tâm sự quay quắt đến tan nát tim gan. Một nỗi đau không lời, một nỗi nhớ lạ lùng bắt đầu từ khi hai đôi mắt nhìn nhau, chàng đến từ xứ Lavilledieu, một chốn bình yên nước Pháp, còn nàng là người đàn bà ở “tận cùng thế giới” có khuôn mặt thiếu nữ và đôi mắt không hề có vẻ Đông phương. Để rồi cái nhìn đầu tiên ấy sẽ là cái nhìn vĩnh viễn, tình yêu không lời, chàng thậm chí còn chưa được nghe giọng nàng nói bao giờ nhưng từ cái nhìn đầu tiên ấy, hai con người đã mãi mãi thuộc về nhau. Lụa chứa đựng thủ pháp gây ấn tượng tuyệt vời, chi tiết chọn lọc, lời thoại được tiết chế tối đa nhưng đầy tinh tế, cuốn hút với những biểu tượng đặc trưng của Đông phương. Như nhà văn hiện đại nổi tiếng Trung Quốc, Giả Bình Ao từng viết: “văn học hiện đại là văn học hướng nội, văn học ám thị, mà làm được điều này phải dốc tinh lực chủ yếu vào khái quát và chọn lọc đối với đời sống”, Alessandro Baricco, tác giả của Lụa đã mang đến cho người đọc một nỗi buồn thăm thẳm đến từ nơi chốn mơ hồ nào đó trong khoảng sâu của tâm hồn, gợi lên một cảm giác man mác vô định từ những lớp trầm tích của khát vọng ái tình trong nỗi cô đơn. Đọc Lụa, ta nhận thấy một sự giao hòa tinh tế giữa hai nền văn hóa Đông – Tây. Hành trình lặp đi lặp lại giữa hai cực thế giới từ Pháp đến Nhật và ngược lại của Herve Joncour, chàng trai trẻ buôn trứng tằm xứ Lavilledieu, là hành trình của nỗi nhớ ghìm chặt trong cõi hư vô, đó là một “nỗi đau thật lạ lùng” như lời tâm sự của Herve Joncour với một người bạn vong niên “chết vì nỗi nhớ một điều gì đó mà tôi chưa từng được biết tới bao giờ”. Đọc Lụa, ta cảm nhận được một tinh thần Đông phương sâu lắng, con người tìm về tự nhiên để còn lại chính mình, trong những năm cuối đời, “đôi khi, những ngày có gió, Herve Joncour xuống tận ven hồ và đứng ngắm hàng giờ liền vì dường như ông nhìn thấy trên hồ hình bóng nhẹ nhàng và khó giải thích nổi của cuộc đời ông”. Với Lụa, tình yêu như một biểu tượng bất diệt và cũng là một nỗi nhớ thương tột cùng của con người khi phải “ở hai đầu nỗi nhớ”, như lời bài nhạc của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu, phổ thơ Trần Hoài Thu, “có một không gian nào, đo chiều dài nỗi nhớ, có khoảng mênh mông nào sâu thẳm hơn tình thương, ở đâu này nỗi nhớ, anh mơ về bên em… ở hai đầu nỗi nhớ, yêu và thương sâu hơn…” Với Lụa, tên tuổi Alessandro Baricco, nhà văn Ý sinh tại Turin năm1958 đã trở nên lừng lẫy trên văn đàn quốc tế. Xuất bản tại Ý năm 1996 và tại Pháp năm 1997, Lụa nhanh chóng trở thành một trong những tác phẩm bán chạy nhất châu Âu, đồng thời Alessandro Baricco đã được coi như một trong những nhà văn lớn của thế hệ mới. |
D.B
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Lụa (Tiểu Thuyết)
Thứ Hai, 10/09/2007 Thêm một cuốn sách bị in lậu | Bản sách in lậu (trái) và bản sách thật |
TT – Lụa – cuốn tiểu thuyết khá đặc sắc của nhà văn – nhà âm nhạc học người Ý Alessandro Baricco do NXB Văn Học và Nhã Nam ấn hành tháng 8-2007 lại vừa bị in lậu tại Hà Nội. Bản in lậu này rất cẩu thả và khá vô lương tâm, vì ngoài việc in bìa xấu, khổ sách in lậu ngắn hơn sách thật một đoạn, lại còn có vô số lỗi chính tả đến mức không thể chấp nhận được. Ví dụ, trong lời giới thiệu, sách thật viết: “Lụa đã nhanh chóng chinh phục cả châu Âu” thì bản in lậu biến thành “chinh nhà văn học phục cả châu âu”. Cứ như thế trang nào cũng có lỗi chính tả nghiêm trọng. Đối với bạn đọc, việc phát hiện bản in lậu này không quá khó, bởi bản in thật khổ 12x20cm, chữ Lụa được ép nhũ nổi bật, còn bản in lậu không ép nhũ; bản thật có bìa phụ cán láng, trình bày trang nhã kèm lời trích giới thiệu, bản lậu để giấy trắng… VIỆT QUÊ
Thứ Hai, 10/09/2007 Thêm một cuốn sách bị in lậu | Bản sách in lậu (trái) và bản sách thật |
TT – Lụa – cuốn tiểu thuyết khá đặc sắc của nhà văn – nhà âm nhạc học người Ý Alessandro Baricco do NXB Văn Học và Nhã Nam ấn hành tháng 8-2007 lại vừa bị in lậu tại Hà Nội. Bản in lậu này rất cẩu thả và khá vô lương tâm, vì ngoài việc in bìa xấu, khổ sách in lậu ngắn hơn sách thật một đoạn, lại còn có vô số lỗi chính tả đến mức không thể chấp nhận được. Ví dụ, trong lời giới thiệu, sách thật viết: “Lụa đã nhanh chóng chinh phục cả châu Âu” thì bản in lậu biến thành “chinh nhà văn học phục cả châu âu”. Cứ như thế trang nào cũng có lỗi chính tả nghiêm trọng. Đối với bạn đọc, việc phát hiện bản in lậu này không quá khó, bởi bản in thật khổ 12x20cm, chữ Lụa được ép nhũ nổi bật, còn bản in lậu không ép nhũ; bản thật có bìa phụ cán láng, trình bày trang nhã kèm lời trích giới thiệu, bản lậu để giấy trắng… VIỆT QUÊ
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Lụa (Tiểu Thuyết)
Chọn sách: Lụa Lụa thuộc loại tiểu thuyết hay lạ lùng. Dễ đọc. Nhưng khó diễn giải… Châu Phi mệt mỏi. Ấn Độ phờ phạc. Châu Âu điên cuồng khủng hoảng về lụa trong cơn dịch bệnh pebrine trên tằm. Thời Flaubert đang viết trường thiên Salammbo, điện đang là giả thiết của những nhà phát minh. Và bên kia Đại Tây Dương, Abraham Lincoln đang tiến hành cuộc chinh chiến mà chính ông không biết hồi nào kết thúc. Thời khủng hoảng, đang cần đến và sẵn sàng sinh ra những cuộc khám phá ý nghĩa của cái gọi là “được sống cuộc đời của mình”. Herve Joncour từ chối con đường sĩ quan do người cha dọn sẵn ở Paris để chọn nghề làm xưởng lụa ở Lavilledieu phía Nam nước Pháp. Tuy nhiên, tác giả Alessandro Baricco không tham vọng chiếm lĩnh thời đại với quá nhiều sử liệu như thế trong một cuốn sách quá mỏng và các chương được viết như lời thơ đọc trên nền giao hưởng nền nã. Cuộc hành trình đến Nhật Bản – miền “tận cùng thế giới” để tìm mua trứng tằm mở ra cái gạch nối Đông Tây. Nhật Bản vừa bước ra khỏi sự tự phong toả và đang hé dần vẻ đẹp bí ẩn quyến rũ lẫn sự lạnh lùng mê hoặc. Tình yêu nảy sinh giữa Joncour với cô gái tỳ thiếp của tay trùm Hara Kei vượt lên trên không gian của những hiểm nguy hay sự căng thẳng của những cuộc điều đình trứng tằm mang về. Cô gái Nhật có đôi mắt “không chút nào phương Đông” với cuộc tình bí ẩn, những biểu hiện khó giải mã đã quyến rũ nhà buôn châu Âu lạc vào quỹ đạo mê mải của loài o
Chọn sách: Lụa Lụa thuộc loại tiểu thuyết hay lạ lùng. Dễ đọc. Nhưng khó diễn giải… Châu Phi mệt mỏi. Ấn Độ phờ phạc. Châu Âu điên cuồng khủng hoảng về lụa trong cơn dịch bệnh pebrine trên tằm. Thời Flaubert đang viết trường thiên Salammbo, điện đang là giả thiết của những nhà phát minh. Và bên kia Đại Tây Dương, Abraham Lincoln đang tiến hành cuộc chinh chiến mà chính ông không biết hồi nào kết thúc. Thời khủng hoảng, đang cần đến và sẵn sàng sinh ra những cuộc khám phá ý nghĩa của cái gọi là “được sống cuộc đời của mình”. Herve Joncour từ chối con đường sĩ quan do người cha dọn sẵn ở Paris để chọn nghề làm xưởng lụa ở Lavilledieu phía Nam nước Pháp. Tuy nhiên, tác giả Alessandro Baricco không tham vọng chiếm lĩnh thời đại với quá nhiều sử liệu như thế trong một cuốn sách quá mỏng và các chương được viết như lời thơ đọc trên nền giao hưởng nền nã. Cuộc hành trình đến Nhật Bản – miền “tận cùng thế giới” để tìm mua trứng tằm mở ra cái gạch nối Đông Tây. Nhật Bản vừa bước ra khỏi sự tự phong toả và đang hé dần vẻ đẹp bí ẩn quyến rũ lẫn sự lạnh lùng mê hoặc. Tình yêu nảy sinh giữa Joncour với cô gái tỳ thiếp của tay trùm Hara Kei vượt lên trên không gian của những hiểm nguy hay sự căng thẳng của những cuộc điều đình trứng tằm mang về. Cô gái Nhật có đôi mắt “không chút nào phương Đông” với cuộc tình bí ẩn, những biểu hiện khó giải mã đã quyến rũ nhà buôn châu Âu lạc vào quỹ đạo mê mải của loài ong say mật. Bản giao hưởng mở ra những chương đẹp về dục vọng, sự cô đơn của Helene, người vợ của Herve Joncour. Người phụ nữ châu Âu mẫn cảm ấy dõi mắt về phương Đông trong cuộc hành trình bí mật của người chồng đang mang “bùa mê thuốc lú”… Không khí và âm nhạc của cuốn sách lôi cuốn chúng ta vào một cuộc du hành khó cưỡng của mạch ngầm sôi réo nội tâm. Cái đẹp của Lụa là khoảng giao giữa người phụ nữ Nhật Bản có ánh mắt “không chút nào phương Đông” với người phụ nữ châu Âu với khát khao sở hữu sức quyến rũ mê hoặc của người phụ nữ phương Đông. Họ là hai, nhưng có lúc lại lung linh trong một mục đích của cuộc phiêu lưu, kiếm tìm. Cảm động, chân thành và thấu đạt nội tâm cộng với khả năng lay động hiếm có, cuốn sách này có thể trở thành dẫn chứng xuất sắc cho thứ tiểu thuyết mới – cực thiểu nhưng sức dung chứa lớn lao hơn cả những pho sách ngàn trang. Lụa còn là tâm thức của một thời đại chớm kết nối khoa học kỹ thuật nhưng nảy sinh nhiều hoang mang và bất an trước cái đẹp và thân phận con người trong thế giới. Lụa được NXB Trẻ cho ra mắt bạn đọc Việt Nam cách đây 5 năm, có vài đoạn bị lược bỏ do bối cảnh. Nay được Nhã Nam và NXB Văn học in lại đầy đủ hơn. Nguyễn Vĩnh Nguyên
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Lụa (Tiểu Thuyết)
(VTV1 Ngày 17/10/2007) “Lụa” – hương vị của ngôn ngữ tình yêu “Lụa” – là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Ý đương đại Alessandro Baricco. Tác phẩm bán chạy nhất trên toàn châu Âu và được chuyển ngữ sang trên 30 thứ tiếng. Cuốn tiểu thuyết ngắn có sức mê hoặc này là câu chuyện về những cuộc phiêu lưu, về cuộc gặp gỡ Đông – Tây, về khát khao nhục cảm bị kìm nén và tình yêu mãnh liệt khiến chao đảo cả cuộc đời một con người. Nước Pháp năm 1861, Flaubert đang viết trường thiên Salammbo, loài người mới chỉ đang dò dẫm trên con đường phát minh ra điện, còn bên kia bờ Đại Tây Dương, Abraham Lincoln đang tiến hành một cuộc hành trình mà chính ông cũng không biết tới hồi kết thúc. Năm đó Herve Joncour 23 tuổi.
Năm 1861, dịch bệnh trên tằm làm lao đao cả thành phố Lavilledieu. Để cứu sống thành phố quê hương mình, Herve Joncour lên đường tới Nhật Bản để tìm kiếm trứng tằm. Khi đó, Nhật Bản còn là một đất nước Đông phương xa lạ và hoàn toàn phong bế với thế giới bên ngoài. Tại xứ sở huyền bí đó, Herve Joncour đã có một tình yêu kỳ lạ với người ái thiếp của một vị lãnh chúa. “Mắt nàng không phải của người phương Đông và gương mặt nàng là gương mặt một thiếu nữ…”. Một mẩu giấy nhỏ ghi lời nhắn, một cái chạm nhẹ trong lòng bàn tay, ánh mắt đăm đắm, những ve vuốt thoáng qua, mỏng manh cháy bỏng như tấm lụa đỏ và rất nhiều nhung nhớ… tình yêu câm lặng của hai người gói gọn trong những điều đó, bởi họ chưa hề nói với nhau một lời. Những chuyến đi mất hàng tháng trời giữa Pháp và Nhật Bản làm thay đổi cuộc đời của Herve. Chúng giống như những gạch nối giữa thực tại và hư vô: một bên là thế giới thật với người vợ dịu hiền, một bên là vùng đất huyền bí với người con gái như không hề tồn tại. Đi vì không thể chống lại sự thôi thúc của trái tim. Về để tìm sự bình yên trong tâm hồn. Ám ảnh, nhức nhối vì mối tình cháy bỏng và mê đắm nơi xứ lạ. Bản lĩnh và thông tuệ với tình yêu phẳng lặng, hiền hoà ở quê nhà. “Lụa” là một tấn kịch thấu suốt và mạnh mẽ về những dục vọng sâu sắc nhất của con người”, Daily Telegraph. “Một cuốn sách để ta thưởng thức hương vị của ngôn ngữ. Chân thật như một truyện dân gian nhưng vẫn siết lòng độc giả với sức mạnh thật sự”, Denver Post.
Giọng văn của Barrico ngắn gọn, nhưng không có gì mềm mại hơn thế. Lời lẽ rõ ràng, dứt khoát nhưng không có gì hàm chứa tình cảm nhiều hơn thế. Kiệm lời, cô đọng, chắt lọc từng chi tiết, “Lụa” gợi liên tưởng về một bức tranh tiểu hoạ, một cuộc sống bị nén lại trong từng con chữ.
(VTV1 Ngày 17/10/2007) “Lụa” – hương vị của ngôn ngữ tình yêu “Lụa” – là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Ý đương đại Alessandro Baricco. Tác phẩm bán chạy nhất trên toàn châu Âu và được chuyển ngữ sang trên 30 thứ tiếng. Cuốn tiểu thuyết ngắn có sức mê hoặc này là câu chuyện về những cuộc phiêu lưu, về cuộc gặp gỡ Đông – Tây, về khát khao nhục cảm bị kìm nén và tình yêu mãnh liệt khiến chao đảo cả cuộc đời một con người. Nước Pháp năm 1861, Flaubert đang viết trường thiên Salammbo, loài người mới chỉ đang dò dẫm trên con đường phát minh ra điện, còn bên kia bờ Đại Tây Dương, Abraham Lincoln đang tiến hành một cuộc hành trình mà chính ông cũng không biết tới hồi kết thúc. Năm đó Herve Joncour 23 tuổi.
Năm 1861, dịch bệnh trên tằm làm lao đao cả thành phố Lavilledieu. Để cứu sống thành phố quê hương mình, Herve Joncour lên đường tới Nhật Bản để tìm kiếm trứng tằm. Khi đó, Nhật Bản còn là một đất nước Đông phương xa lạ và hoàn toàn phong bế với thế giới bên ngoài. Tại xứ sở huyền bí đó, Herve Joncour đã có một tình yêu kỳ lạ với người ái thiếp của một vị lãnh chúa. “Mắt nàng không phải của người phương Đông và gương mặt nàng là gương mặt một thiếu nữ…”. Một mẩu giấy nhỏ ghi lời nhắn, một cái chạm nhẹ trong lòng bàn tay, ánh mắt đăm đắm, những ve vuốt thoáng qua, mỏng manh cháy bỏng như tấm lụa đỏ và rất nhiều nhung nhớ… tình yêu câm lặng của hai người gói gọn trong những điều đó, bởi họ chưa hề nói với nhau một lời. Những chuyến đi mất hàng tháng trời giữa Pháp và Nhật Bản làm thay đổi cuộc đời của Herve. Chúng giống như những gạch nối giữa thực tại và hư vô: một bên là thế giới thật với người vợ dịu hiền, một bên là vùng đất huyền bí với người con gái như không hề tồn tại. Đi vì không thể chống lại sự thôi thúc của trái tim. Về để tìm sự bình yên trong tâm hồn. Ám ảnh, nhức nhối vì mối tình cháy bỏng và mê đắm nơi xứ lạ. Bản lĩnh và thông tuệ với tình yêu phẳng lặng, hiền hoà ở quê nhà. “Lụa” là một tấn kịch thấu suốt và mạnh mẽ về những dục vọng sâu sắc nhất của con người”, Daily Telegraph. “Một cuốn sách để ta thưởng thức hương vị của ngôn ngữ. Chân thật như một truyện dân gian nhưng vẫn siết lòng độc giả với sức mạnh thật sự”, Denver Post.
Giọng văn của Barrico ngắn gọn, nhưng không có gì mềm mại hơn thế. Lời lẽ rõ ràng, dứt khoát nhưng không có gì hàm chứa tình cảm nhiều hơn thế. Kiệm lời, cô đọng, chắt lọc từng chi tiết, “Lụa” gợi liên tưởng về một bức tranh tiểu hoạ, một cuộc sống bị nén lại trong từng con chữ. “Người đàn bà có khuôn mặt thiếu nữ bận một chiếc áo dài lộng lẫy, Herve Joncour ngồi phía đối diện: quanh anh là những phụ nữ với mùi hương ngọt ngào. Anh nhìn nàng nghìn lần và tìm thấy ánh mắt nàng cả nghìn lần. Dường như đây là một bản vũ khúc buồn, âm thầm và bất lực. Herve chìm trong điệu vũ ấy rất muộn rồi đứng dậy. Anh mở được một đường giữa khói thuộc mù mịt, trước khi ra khỏi sảnh anh quay nhìn nàng lần cuối. Nàng cũng đang nhìn anh, mắt nàng câm nín, như từ tận thế kỷ nào xa xôi dõi theo về”. Người con gái bí ẩn xuất hiện trượt qua đời Herve như một dải lụa, mỏng manh, mềm mại, mượt mà. Giống như vô hình nhưng ám ảnh đến từng giây phút, lụa không phải là vải, mà là một cảm giác. Một cảm giác không giải thích nổi, cảm giác về một thứ mình rõ ràng đã nắm trong tay nhưng suốt đời vẫn luôn tự hỏi, có thật mình đã từng chạm đến nó hay không. “Lụa” được chuyển thể thành bộ phim cùng tên của đạo diễn lừng danh Francois Girard sẽ ra mắt vào tháng 10 này tại Mỹ. Phim có sự tham gia của nữ diễn viên nổi tiếng Keira Knightley, người đẹp từng gặp gỡ khán giả Việt Nam qua bộ phim ăn khách Cướp biển vùng Carribean. Thanh Hoa
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
|