Cuốn sách gồm ba phần: Phần thứ nhất trình bày lịch sử triết học Ấn Độ; Phần thứ hai trình bày lịch sử triết học Trung Quốc; Phần thứ ba trình bày lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam. Trong mỗi phần, cuốn sách đã trình bày khái quát điều kiện hình thành, các giai đoạn phát triển của các nền triết học. Trong mỗi giai đoạn phát triển của các trung tâm triết học, cuốn sách trình bày, phân tích khá sâu sắc và hệ thống nội dung tư tưởng của các nhà triết học và các trào lưu triết học trên các mặt bản thể luận, nhận thức luận và đạo đức nhân sinh cũng như những vấn đề về chính trị – xã hội. Qua đó, giúp người đọc hiểu biết một cách toàn diện, sâu sắc và hệ thống hơn về triết học phương Đông, trong đó có tư tưởng triết học Việt Nam.
Mục lục:
– Phần thứ nhất: Lịch sử triết học Ấn Độ
Chương 1: Tư tưởng triết học Ấn Độ thời kỳ Veda – Sử thi
Chương 2: Triết học Ấn Độ thời kỳ cổ điển hay thời kỳ Phật giáo – Bàlamôn giáo
Chương 3: Triết học Ấn Độ thời kỳ hậu cổ điển hay thời kỳ trung cận đại
– Phần thứ hai: Lịch sử triết học Trung Quốc
Chương 1: Triết học Trung quốc thời kỳ Ân Thương – Tây Chu và thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc
Chương 2: Triết học Trung Quốc thời kỳ xã hội phong kiến xác lập và phát triển
Chương 3: Triết học Trung Quốc thời kỳ xã hội phong kiến phồn thịnh và suy tàn
Chương 4: triết học Trung Quốc thời kỳ cận đại
– Phần thứ ba: Lịch sử triết học Việt Nam
Chương 1: Khái quát điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị – xã hội và tư tưởng triết lý của người Việt thời kỳ dựng nước
Chương 2: Tư tưởng triết học Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc
Chương 3: Tư tưởng triết học Việt Nam từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV
Chương 4: Tư tưởng triết học Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX
Chương 5: Bước chuyển tư tưởng triết học Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Mời bạn đón đọc.