Xem sách hay

Lịch Sử Con Đường Tơ Lụa – Từ Định Danh Đến Hoàn Chỉnh (Hán – Đường)

Mua ở đâu?
Lâm Hồng Lân

Lâm Hồng Lân

Trần Yên Thảo

Trần Yên Thảo

Lịch Sử Con Đường Tơ Lụa – Từ Định Danh Đến Hoàn Chỉnh (Hán – Đường):
Trung Quốc là nước có lai lịch dâu tằm tơ sớm nhất Thế Giới. Truyền thuyết từ hơn 4000 năm trước, thời Hoàng Đế (Lão tổ của người Trung Quốc), các nguyên phi đã tự trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa và dạy dân mở mang nghề này. Năm 1985, tại vùng Tiền Sơn thuộc huyện Thiệu Hưng, tỉnh Triết Giang, người ta đã đào được những di vật thời Tân Thạch Khí, trong đó phát hiện ra một khung tre rất đặc biệt. Những phương pháp khảo sát khoa học đã được xác định được đây là bộ phận còn sót lại của khung dệt tơ lụa thời cổ đại, một di vật cách đây hơn 4000 năm. Qua đó có thể xác định, trễ nhất là từ thời Hoàng Đế, người Trung Quốc đã có khả năng dệt tơ lụa.

Lịch sử qua thời kỳ bán khai, trang phục đã trở thành nhu cầu cấp thiết hàng đầu của toàn xã hội. Do đó mà ngành nghề dâu tằm ngày càng được trọng thị. “Kinh Thi” (tác phẩm thi ca lâu đời của văn học Trung Quốc) cũng có không ít bài mô tả sinh hoạt trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa của phụ nữ Trung Quốc thời cổ đại.
“Con đường tơ lụa” được khai mở từ Tây Hán, hoàn chỉnh vào đời Đường và được sử dụng suốt 17 thế kỷ. Về sau do sự phát triển đường hàng hải, ít gian nan và nguy hiểm hơn, nên con đường bộ xuyên suốt Đông Tây này ngày càng ít được lưu tâm.

Do sự thông thương của “Con đường tơ lụa”, những tinh hoa văn hoá, kinh tế giữa Trung Quốc và các nước Phương Tây cũng giao lưu rất rộng rãi. Đầu tiên là mặt hàng tơ lụa, đến thế kỷ thứ 4, khi kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa được truyền bá qua các nước Trung Á và Tây Á thì từ các mặt hàng mỹ nghệ khác đến những phát minh khoa học như thuật in ấn, làm giấy, thuốc súng, luyện thép….. của Trung Quốc cũng tiếp tục theo “con đường tơ lụa” truyền bá qua phương Tây. Đồng thời những sản vật vùng Trung Tây Á như Bồ Đào (Nho), Thạch Lựu (quả lựu), Hạch Đào (hạt điều), Chi Ma (gai), Ba Thái …. cũng theo ngã đường này lục tục đổ vào Trung Quốc. Cả các ngành nghệ thuật: Hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc,…. qua đó cũng ảnh hưởng nhau rất sâu đậm.

Mục lục:
Sách tham khảo
Lệ thường
Nguồn gốc lịch sử của con đường tơ lụa
Chương 1: Trường An – Khởi điểm của con đường tơ lụa
Chương 2: Hàm Dương – Điểm dừng chân đầu tiên trên con đường tơ lụa
Chương 3: Hành lang hà tây trên con đường tơ lụa
Chương 4: Lộ tuyến mới phía bắc của con đường tơ lụa
Chương 5: Lộ tuyến bắc của con đường tơ lụa
Chương 6: Lộ tuyến nam của con đường tơ lụa
Phần kết

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?