Cuộc đời và những học thuyết của Lão Tử chứa đựng sự thần bí. Do đó, trong Sử ký viết rất ít về ông; ngoại trừ “Truyện Lão Tử”, trong “Sử ký”, hay một vài đoạn ký trong các sách “Trang Tử”, “Liệt Tử”, “Khổng Tử thế gia”, “Lễ Ký”. Và trí tuệ vĩ đại của ông thì vẫn luôn được người đời công nhận.
Sách “Lão Tử” hơn năm nghìn chữ, vốn phân làm hai thiên Thượng và Hạ, thiên Thượng thường được gọi là “Đạo Kinh” (từ chương 1 đến chương 37), thiên Hạ là “Đức kinh” (từ chương 38 đến chương 81), hợp lại thành “Đạo Đức kinh”. Về sau, toàn bộ sách được hợp lại thành 81 chương, vậy là trở thành sách “Lão Tử” mà chúng ta thấy ngày nay.
Sách “Lão Tử” – tuy được người đời sau phân làm Đạo và Đức, nhưng chủ yếu lại đề cao Đạo, có thể nói là “sách tuyên ngôn về Đạo”. Khi Lão Tử làm một vị sử quan, tận mắt chứng kiến cảnh binh biến rối ren, tranh giành chính trị, tạn mắt chứng kiến cảnh nước nhà điên đảo, dân tình diệt vong, ông đã miêu tả cảnh đương thời như sau: “Giống như cánh đồng mênh mông, bát ngát! Người người đi lại ồn ào, giống như hớn hở đi dự một bữa tiệc lớn, lên chơi lầu xuân, riêng một mình ta tự mãn tự đắc, đều thừa mứa, mọi người đều sáng rỡ, riêng ta kẻ ngu muội, ngơ ngơ ngác ngác giống như kẻ không nhà; nhấp nhô như sóng biển, lang bạt không ngừng vậy (“Lão Tử” chương 20).
Người ta đã đánh mất gì? Cần phải quay trở về đâu? Trong “Lão Tử” đã nói rất rõ, đó chính là “Đạo”.
Lão Tử tin chắc rằng nếu như thiên hạ mất đi đại đạo thì không gì có thể cứu nổi, cho nên đối với việc giảng dạy đạo đức, nhân nghĩa là rất quan trọng, nếu như không có nó thì sẽ không tìm thấy được “Đạo” thật sự. Ông còn nói, đại đạo ẩn đi chứ không mất đi, đạo là vô danh chứ không phải là không tồn tại, đại đạo từ xưa đến nay vẫn thế, luôn tồn tại cùng chúng ta, mà ta có thể biết được, nên biết và phải biết.
Tuy bộ sách “Lão Tử” chỉ có năm nghìn chữ, nhưng lại chất chứa nhiều cách đối nhân xử thế rất tốt, không chỉ thích hợp với môi trường công chức, thích hợp cho gia đình, cho xã hội, mà còn thích hợp cho mỗi cá nhân, có thể nói đây là một bộ sách trí tuệ rất quý có thể dùng rộng rãi. Do đó, đối với năm nghìn chữ kỳ diệu này chúng ta cần phải tiến hành chỉnh lý, phân loại và trích ra trong số những câu danh ngôn đó, cuối cùng tìm hiểu xem trong đó mang tinh thần tư tưởng nào của Lão Tử? Và nó có ảnh hưởng như thế nào đối với hậu thế? Đồng thời cung cấp cho người đọc phần phân tích và giải thích, giúp cho độc giả hiểu rõ hơn và đem đến cảm giác lạc quan hơn khi tiếp cận với bộ sách cổ đầy trí tuệ này. Độc giả có thể lựa chọn ra trong số những đạo lý hay một số quan niệm của ông chứa đựng những sắc thái thời đại tư duy mới, để hình thành cho mình những nguyên tắc, quan niệm mới, có thể dùng để lãnh đạo cấp dưới, dùng để đối xử với bạn bè, người thân và những người chung quanh, hay áp dụng nó trong tình yêu, trong việc cải thiện quan hệ hôn nhân và cũng có thể dùng để sửa chửa chính bản thân mình.
Tìm hiểu được trí tuệ thật sự của Lão Tử, có thể dẫn dắt chúng ta đến với sự hiểu biết và thành công.
Mục lục:
Lời tựa
Ý nghĩa triết học viên dung
Phương thức tiến thoái khi xử thế
Tư tưởng chính trị “vô vi”
Quan điểm hoà hợp quân sự
Nguyên tắc quản lý khéo léo
Mời bạn đón đọc.