Lão Tử là một nhân vật chính yếu trong triết học Trung Quốc, sự tồn tại của ông trong lịch sử hiện vẫn đang còn được tranh cãi. Trong khoảng năm 580 đến 571 TCN, gia tộc nước Tống có thêm một thành viên mới, đó chính là Lão Tử, người mà sau này có ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử Trung Quốc, đặc biệt là đối với việc hình thành những tư tưởng văn hóa.
Lão Tử đã từng giữ chức sử quan suốt 30 năm trông coi tàng thất như thư viện quốc gia. Khi nhận thấy chính sự nhà Chu đang đi vào thời kỳ tan rã, Lão Tử quyết định ra đi. Ông đi về phía Tây trên lưng một con trâu qua nước Tần và từ đó biến mất vào sa mạc rộng lớn.
Truyền thuyết kể có người gác cửa tên Doãn Hỉ ở cửa phía Tây ải Hàm Cốc đã thuyết phục Lão Tử viết lại những hiểu biết của mình trước khi đi vào sa mạc. Đó là, ĐẠO ĐỨC KINH, là ngọn nguồn của sự phát sinh cành nhánh của Đạo giáo, cốt lõi của nó là “vô vi nhi trị”, ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của người Trung Hoa nói riêng và phương Đông nói chung.
Sách LÃO TỬ MƯU LƯỢC TUNG HOÀNH chủ yếu đi sâu vào tác phẩm ĐẠO ĐỨC KINH để trình bày tư tưởng của Lão Tử về các phương diện trị quốc, dụng binh, mưu sự, nhân sinh, nêu bật tầm ảnh hưởng của ông đối với đương thời và cả hậu thế, góp thêm một góc nhìn cho việc nghiên cứu tư tưởng Lão Tử.
Mời bạn đón đọc.