Xem sách hay

Kỹ Xảo Tượng Kỳ Thực Dụng Chiến Thuật Đánh Hai Tầng

Mua ở đâu?
Từ Gia Lượng

Chiến thuật cờ tướng là tinh hoa của nghệ thuật chơi cờ, là linh hồn của toàn bộ một ván cờ. Đánh giá cao tác dụng của chiến thuật trong thi đấu một ván cờ, không có một chút gì quá mức, bởi vì vận dụng chiến thuật một cách chính xác, có thể khiến cho các quân cờ phát huy được tác dụng lớn nhất trong khi thi đấu một ván cờ. Nó có thể khiến cho một ván cờ đang nhạt nhẽo trở thành cuộn sóng; Nó có thể bằng kỹ xảo ma thuật khiến cho uy lực của quân cờ biến thành thần kỳ không thể lường trước được, không thể tính toán trong đước; Nó có thể khiến cho cuộc chiến đấu trong một ván cờ đạt đến cao trào và đỉnh điểm; Nó có thể khiến cho những nước đi của một ván cờ thêm hấp dẫn, có sức cuốn hút rất lớn.

Việc vận dụng chiến thuật là tiêu chí quan trọng kiểm nghiệm trình độ tài nghệ cờ của các kỳ thủ. Trong quá trình thi đấu, khi một bên đang ở cục diện chiếm ưu thế, chiến thuật là con đường tắt để dẫn đến thắng lợi. Khi hai bên đang ở cục diện ngang thế, chiến thuật có thể chỉ trong chớp mắt khiến cho so sánh lực lượng giữa hai bên phát sinh biến hoá có tính chất căn bản; Khi một bên ở vào thế kém, chiến thuật có thể “Cải tử hoàn sinh” cứu vãn được thất bại.

Nói tóm lại, chiến thuật cờ tướng là vũ khí có lực để giúp cho các kỳ thủ thể hiện tài hoa tranh thắng, cầu hoà, trong các loại cục diện phức tạp nhiều nước biến.

Có thể nói trong một trận đấu cờ không thể tách rời được chiến thuật. Chiến thuật không chỉ được sử dụng trong tấn công, mà còn được sử dụng cả ở trong phòng thủ. Không chỉ có tác dụng ở trong Trung cục, mà ở cả Khai cục và Tàn cục cũng đều có đất dụng võ. Hình thức biểu hiện của chiến thuất rất phong phú đa dạng; Khi thì đơn giản một chút, khi lại phức tạp một chút; Có khi độ khó lớn, có khi đọ khó nhỏ; Có khi bị che giấu, có khi lại công khai. Nhìn về mặt nội dung, có khi chỉ bao hàm một loại thủ đoạn công kích, có khi lại được vận dụng phối hợp nhiều thủ đoạn công kích. Nhìn từ vấn đề tư tưởng có khi chỉ bao hàm một loại chủ đề tư tưởng, có khi lại bao hàm nhiều chủ đề tư tưởng. Nhìn từ mục đích chiến thuật, có khi là mưu cầu ưu thế về quân lực hoặc ưu thế về vật chất, có khi là mưu hoà cục, có khi là để tranh Tiên chiến vị… Nhìn về số nước đi, có khi lại dài đến hơn 10 nước. Tóm lại, hình thức biểu hiện của chiến thuật rất phức tạp, phong phú nhiều màu sắc. Ở đây thể hiện một loại chủ đề đơn giản của chiến thuật, tức là chiến thuật cơ bản, còn như thể hiện Chiến thuật phức tạp trong nhiều chủ đề tư tưởng, tức là chiến thuật tổ hợp.

Mục đích của việc biên soạn cuốn sách này giới thiệu cho bạn đọc một cách có hệ thống về các loại kỹ xảo thực dụng chiến thuật cờ tướng. Toàn bộ cuốn sách chia làm 28 chương riêng biệt giới thiệu những chiến thuật như: Chiến thuật thí quân, chiến thuật bỏ trước lấy lại sau, chiến thuật đổi quân, chiến thuật điều động quân, chiến thuật mưu tính ăn quân, đòn đánh hai tầng, chiến thuật xê dịch, chiến thuật đánh vòng vèo, chiến thuật mượn sức, chiến thuật ngừng ngắt, chiến thuật nước đôi, chiến thuật kiềm chế, chiến thuật phong tỏa, chiến thuật khống chế, chiến thuật bịt đường, chiến thuật chia cắt, chiến thuật vây hãm đến chết, chiến thuật xua đuổi, chiến thuật phá, Sỹ chém Tượng, chiến thuật đột phá, chiến thuật đổi công, chiến thuật nước lạnh, chiến thuật tâm lý, chiến thuật cầu hoà, chiến thuật Khai cục và việc vận dụng chiến thuật… Khiến cho độc giả sau khi đọc cuốn sách này, có thể nắm được nguyên lý và ứng dụng của các loại kỹ xảo chiến thuật thực dụng của cờ Tướng.

Đặc điểm của cuốn sách này là có nhiều hình vẽ, tuyển chọn tài liệu mới, nội dung thực dụng, hấp dẫn sinh động, trong đó có rất nhiều ví dụ thể hiện sự chuyên tâm sáng tào của khá nhiều Đại kiện tướng và Kiện tướng.

Mục lục:

Lời nói đầu

Chương I: Đòn đánh hai tầng

1. Đánh chớp nhoáng

2. Chiếu chớp nhoáng Tướng

3. Chiếu rút

4. Lưỡng rút

5. Uy hiếp hai tầng

Chương II: Chiến thuật xê dịch

1. Xê dịch để điều động quân

2. Tróc quân để xê dịch

3. Chiếu Tướng để xê dịch

4. Đổi quân để xê dịch

5. Thí quân để xê dịch

6. Thí pháo để xê dịch

7. Thí tượng để xê dịch

Chương III: Chiến thuật đánh vòng vèo (Vu hồi)

Chương IV: Chiến thuật mượn sức

Chương V: Chiến thuật ngừng ngắt

Chương VI: Chiến thuật “nước đợi”

Chương VII: Chiến thuật thu hút

1. Dẫn dụ

2. Dẫn nhập

Chương VIII: Chiến thuật kiềm chế

Chương IX: Chiến thuật phong toả

Chương X: Chiến thuật khống chế

Chương XI: Chiến thuật bịt đường

Chương XII: Chiến thuật ngăn chặn

Chương XIII: Chiến thuật vây hãm quân

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?