Ký Ức Không Quên – Cái Nhìn Của Một Nhà Báo Mỹ Về Những Cuộc Ném Bom Ở Việt Nam:
Cuốn sách này viết về những gì đang xảy ra ở miền Nam Việt Nam – đối với con người và đất đai ở đó – do sự hiện diện của quân đội Mỹ gây ra.
Tác giả sẽ không bàn về những khía cạnh đạo lý của sự có mặt ấy. Đơn giản Ông chỉ nêu lên những điều tai nghe mắt thấy trong những tuần lễ Ông đi cùng các đơn vị Mỹ ở miền Nam Việt Nam vào mùa hè năm 1967. Những điều tác giả nghe và thấy – phần lớn liên quan đến sự hủy diệt đang diễn ra ở miền Nam Việt Nam – đã giúp Ông phát hiện ra đặc điểm kỳ lạ của cuộc chiến tranh này.
Theo thời gian, Ông hiểu ra đó chính là cách đối phó của quân đội Mỹ trước những thực tế đặc thù hết sức đa dạng của cuộc chiến: sự chênh lệch rất xa về quy mô và sức mạnh giữa hai đối thủ; thực tế là người Mỹ đang đánh nhau ở một nơi cách xa nước mình hàng chục nghìn dặm; thực tế là người Việt Nam là một dân tộc châu Á và sống ở một đất nước chưa công nghiệp hóa; thực tế là người Mỹ đang ném bom miền Bắc Việt Nam còn người Bắc Việt Nam lại không thể ném bom nước Mỹ; thực tế là người ta chỉ chống trả việc chúng ta ném bom ở miền Nam bằng vũ khí nhỏ; thực tế là binh sĩ Mỹ thường không thể phân biệt giữa thù với bạn hoặc dân thường; thực tế là tình trạng kém cỏi và thối nát của chính quyền Sài Gòn, là vai trò thứ yếu của Quân đội Nam Việt Nam – những kẻ đang nghĩ rằng chúng ta đến đây là để hỗ trợ họ; thực tế là đối phương đang tiến hành một cuộc chiến tranh dự kiến còn chúng ta thì đang tiến hành một cuộc chiến tranh cơ giới hóa; và cuối cùng, một thực tế bao trùm và kỳ quặc là: bề ngoài thì có vẻ như không cố tình, nhưng kỳ thực chính chúng ta đang tàn phá đất nước mà chúng ta cứ nghĩ là đang đến bảo vệ nó.
Như nhiều người Mỹ khác, Ông phản đối chính sách của Mỹ ở Việt Nam. Khi nói chuyện với những lính Mỹ chiến dấu ở Việt Nam, Tác giả luôn cảm thấy đau buồn về những điều người ta ra lệnh cho họ làm và về những điều họ đã làm. Mặt khác, Ông không thể quên được sự thật là những người lính ấy cho rằng họ phải thực thi nhiệm vụ, rằng không có sự lựa chọn nào khác. Ông cũng không quên được sự thật là họ đang phải sống trong trạng thái căng thẳng khủng khiếp, và cũng giống như mọi chiến binh trong mọi cuộc chiến, họ đang cố níu lấy sự sống và cố giữ cho tinh thần được tỉnh táo. Nếu như đất nước chúng ta sẩy chân sa vào cuộc chiến vì sai lầm, thì đó không phải là sai lầm của họ. Nếu như việc chúng ta tiếp tục leo thang chiến tranh là tội lỗi, thì tội lỗi đó chắc chắn không chỉ là của riêng mình họ. Nếu như hết thảm họa này đến thảm họ khác ập lên đầu nhân dân Việt Nam, thì những thảm họa đó chính là hậu quả tất yếu của cuộc can thiệp của chúng ta.
Đã có hàng chục nghìn lính Mỹ thiệt mạng hoặc bị thương ở Việt Nam, có nhiều người trong số đó tin rằng họ đã chiến đấu vì chính nghĩa, và một số binh sĩ mà tác giả vừa quen biết ở Việt Nam rồi cũng ngã xuống hoặc bị thương trong cùng một niềm tin như thế. Mộ số binh sĩ của chúng ta đã bị chiến tranh biến thành những kẻ tàn bạo. Tác giả cũng có thể bị biến thành như thế nếu như ông chiến đấu bên cạnh họ, cũng như những người thuộc bên này hoặc bên kia chiến tuyến trong mọi cuộc chiến tranh đã từng bị biến thành những kẻ tàn bạo. Tuy vậy, một số trong bọn họ đã thực thi nhiệm vụ nhưng không khỏi động lòng trắc ẩn đối với thường dân Việt Nam và ngay cả đối với kẻ thù trong chiến đấu.
Trong cuốn sách này, Tác giả không chủ yếu viết về những người lính trong quân đội Mỹ. Ông viết về một phần giới hạn của cuộc chiến, viết về sự hủy diệt do quân đội Mỹ gây ra như ông đã tận mắt nhìn thấy (phần lớn từ trên máy bay) đối với một khu vực nông thôn của miền Nam Việt Nam Tất cả người Mỹ chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh này, chứ không phải chỉ các binh sĩ cầm súng. Ông không có ý muốn phê phán những cá nhân người Mỹ chiến đấu ở Việt Nam. Ông chỉ muốn ghi nhận những điều ông chứng kiến, với hy vọng rằng điều đó sẽ giúp tất cả người Mỹ hiểu được tốt hơn điều chúng ta đang làm.
Mời bạn đón đọc.
(Thứ hai, 28/04/2008)
‘Ký ức không quên’ của nhà báo Mỹ về chiến tranh VN
Qua góc nhìn của một nhà báo Mỹ từng đến chiến trường miền Nam Việt Nam trong giai đoạn khốc liệt nhất, cuốn “Ký ức không quên” tiếp tục là lời tố cáo hùng hồn về tội ác chiến tranh. Sách do First News và NXB Trẻ phối hợp thực hiện.
Ký ức không quên (tựa gốc: The Military Half) của tác giả Jonathan Schell, một nhà báo phản chiến nổi tiếng của Mỹ vừa phát hành tại Việt Nam, đúng dịp chào mừng ngày 30/4.
Bìa cuốn sách “Ký ức không quên”‘ vừa phát hành tại Viêt Nam. |
Với lợi thế của một nhà báo, Jonathan Schell từng tham gia vào những chuyến máy bay thực địa của quân đội Mỹ khảo sát tình hình chiến trường miền Nam. Từ các bản báo cáo quân sự mà Jonathan Schell có được, những cuộc trò chuyện với các viên chỉ huy và những gì mắt thấy, tai nghe, nhà báo Mỹ góp nhặt nguồn tư liệu xác thực và hãi hùng để bày trên trang viết.
Tác giả khẳng định, sự hủy diệt của quân đội Mỹ đối với miền Nam Việt Nam là nỗi ám ảnh lớn. Những cuộc ném bom như rải thảm, thậm chí bình thản bấm nút thả từng đợt bom có sức hủy diệt cao xuống mặt đất như thể chỉ có cây cỏ, súc vật chứ không phải con người… đã khiến không chỉ Jonathan mà các binh sĩ Mỹ mang cảm giác tội lỗi đè nặng. “Khi về Mỹ, tôi sẽ tự co mình lại và không hề hé răng. Mọi sự việc ở đây tàn bạo quá mức nên sẽ chẳng có ai tin tôi nếu tôi nói đâu…”, Sproul, binh nhì từng tham gia chiến trường miền Nam nói về nỗi ám ảnh này.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Hồi ký chiến tranh của Jonathan Schell, một nhà báo cựu binh Mỹ, tác giả nổi tiếng của hàng chục tác phẩm viết về chiến tranh.
Tác giả nhìn nhận lại thực tế và mối tương quan của hai phía trong chiến tranh sau nhiều chục năm hòa bình: “Tôi viết về phần giới hạn của cuộc chiến… Tất cả người Mỹ chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh này, chứ không phải chỉ các binh sĩ cầm súng”. Có thể viết là cách để trút bỏ ám ảnh, là cách thoát ra khỏi gánh nặng tâm lý, nên sau hòa bình rất nhiều cựu binh Mỹ đã chọn cách này để tiếp tục cuộc sống hiện tại và tương lai của mình. Đó là sự thức tỉnh có khả năng giúp người ta tránh được những lỗi lầm tương lai, bởi chiến tranh bao giờ cũng là sự tàn phá và phi nghĩa. NXB Trẻ và Công ty văn hóa sáng tạo Trí Việt ấn hành, 2008. T.Đ
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
(Chủ nhật, 04/05/2008) |
Chiến tranh đã kết thúc hơn 30 năm nhưng dư âm và hậu quả của nó vẫn còn đọng lại trên mảnh đất và con người Việt Nam. Sự thật khốc liệt của lịch sử vẫn luôn ám ảnh trong những hồi ký, những tác phẩm về chiến tranh. Sau 35 năm, nhà báo Mỹ Jonathan Schell đã trở lại Việt Nam với cái nhìn sắc sảo, khách quan, tường tận và đầy tính nhân bản qua cuốn sách Ký ức không quên… Là một nhà báo, năm 1967 Jonathan Schell đã có dịp đi cùng các đơn vị lính Mỹ ở miền Nam Việt Nam trong nhiều tuần lễ, đã tận mắt nhìn thấy và bị ám ảnh về những cuộc ném bom tàn khốc và hành động tàn sát vô tội vạ của quân đội Mỹ đối với thường dân Việt Nam. Ông gọi đó là sự hủy diệt “đến mức tận cùng, không thể nào cứu chữa được”: Và nỗi day dứt ấy đã được tác giả ghi lại trực tiếp từ một người lính Mỹ: “Khi về Mỹ, tôi sẽ tự co mình lại và không hé răng. Mọi sự việc ở đây tàn bạo quá mức, nên sẽ chẳng có ai tin lời tôi đâu…” |
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn