Từ năm 2007, Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sự kiện này là một minh chứng cho thấy môi trường đầu tư Việt Nam đã và đang hoàn thiện, đáp ứng những tiêu chí cơ bản của quốc tế, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh với khu vực và thế giới. Sau khi gia nhập WTO, chỉ riêng đầu tư trực tiếp nước ngoài ta thu hút hàng ngàn dự án, hàng năm thu hút từ 20 đến 50 tỷ USD vốn đăng ký, và ta có hàng trăm dự án đầu tư trực tiếp ra nuớc ngoài. Cuốn sách chứa đựng những chỉ dẫn khoa học và có hệ thống về kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nó cần thiết chẳng những cho học viên, sinh viên đại học và trên đại học của ngành kinh doanh quốc tế, mà còn cần cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý nhà nuớc của trung ương và địa phương có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Mục lục:
Lời nói đầu
Phần 1: Những vấn đề chung về đầu tư quốc tế
Chương 1: Vai trò của đầu tư quốc tế
Chương 2: Các định chế quốc tế ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Việt Nam
Chương 3: Hỗ trợ phát triển chính thức – hình thức đầu tư quốc tế đặc biệt
Chương 4: Đấu thầu quốc tế
Chương 5: Chuyển giao công nghệ quốc tế
Chương 6: Chuyển giao trong hoạt động đầu tư quốc tế
Chương 7: Thẩm định dự án đầu tư
Phần 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Chương 8: Cơ chế quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam
Chương 9: Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 10: Quy trình thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Phần 3: Kỹ thuật lập dự án đầu tư
Chương 11: Những kiến thức chung về kỹ thuật lập dự án đầu tư
Chương 12: Nghiên cứu khả thi về T của dự án đầu tư
Chương 13: Nghiên cứu khả thi về kỹ thuật của dự án đầu tư
Chương 14: Nghiên cứu khả thi về tổ chức quản trị và nhân sự của dự án đầu tư
Chương 15: Nghiên cứu khả thi về tài chính của dự án đầu tư
Chương 16: Phân tích kinh tế dự án đầu tư.
Mời bạn đón đọc.