Xem sách hay

Kinh Tế Việt Nam Hội Nhập Phát Triển Bền Vững – Tái bản 10/07/2007

Mua ở đâu?
Hồ Đức Hùng

Hồ Đức Hùng

Kinh Tế Việt Nam Hội Nhập Phát Triển Bền Vững:
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của thế giới – đó là thời kỳ mà đặc biệt các hoạt động kinh tế không còn đóng khung trong phạm vi một quốc gia nữa, mà đã vượt ra khỏi một đất nước cụ thể, để lan toả, thâm nhập vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau một cách sâu sắc.

Điều này có thể tạo điều kiện cho các quốc gia thông qua quá trình phân công lao động quốc tế, hội nhập kinh tế để hỗ trợ, tương hỗ lẫn nhau cùng phát triển theo nguyên tắc “cùng thắng”. Và cũng trong điều kiện này, một quốc gia kém phát triển, hoặc đang phát triển có thể tận dụng được các cơ hội để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia mình.

Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đã hơn 10 năm qua và hiện nay là thành viên của tổ chức WTO. Trong quá trình hội nhập này, bên cạnh thuận lợi, Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt khó khăn lớn nhất là làm thế nào nềnkinh tế Việt Nam phát triển được trên 3 trụ cột chính: kinh tế, xã hội và môi trường

Những vấn đề bền vững của Việt Nam đang ngày càng được sự quan tâm của cộng đồng nghiên cứu, trong đó những vấn đề được quan tâm nhiều nhất là: tăng trưởng và sự bền vững, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội,sự phát triển của kinh tế thị trường Việt Nam trong điều kiện hội nhập, sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn, chính sách tài chính – tiền tệ, doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập..

Bên cạnh việc nhận thức rõ những cơ hội lớn, cần thấy hết những thách thức chúng ta phải đối đầu cả trong nước mắt và lâu dài để bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững cho đất nước trong thời gian tới. Những thách thức này tác động theo những cách thức khác nhau, phạm vi khác nhau và mức độ khác nhau tới nhiều mặt trong đời sống kinh tế – xã hội. Trên bình diện chung của quốc gia, có thể nhận diện những nhóm thách thức cơ bản sau.
Thứ nhất, với việc tham gia WTO, Việt Nam thực sự bước vào một sân chơi cạnh tranh khốc liệt hơn, nội dung toàn diện hơn và trên qui mô rộng lớn hơn. Cuộc cạnh tranh này diễn ra khốc liệt hơn do việc cắt giảm hàng rào thuế quan và tạo điều kiện thuận lợi cho nước ngoài tiếp cận thị trường của ta theo lộ trình đã cam kết. Mức độ cạnh tranh trong nước cũng sẽ mạnh  mẽ hơn rất nhiều với sự tham gia của nhiều cường quốc kinh tế trên thế giới, trong đó có cả những nềnkinh tế thuộc nhóm dẫn đầu thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU vốn có tiềm lực hơn hẳn chúng ta về tài chính, khoa học công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế cũng như sở hữu nền sản xuất tiên tiến, qui mô lớn có thể ra đời những sản phẩm chất lượng cao, giá rẻ.

Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm và doanh nghiệp với doanh nghiêp. Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài. Thể hiện ở chỗ: chiến lược phát triển có phát huy được lợi thế so sánh hay không, có thể hiện được khả năng “phản ánh vượt trước” trong một thế giới biến đổi nhanh chóng hay không? chính sách quản lý có tạo được chi phí giao dịch xã hội thấp nhất cho sản xuất kinh doanh hay không, có tạo dựng được môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi hay không? Tổng hợp các yếu tố cạnh tranh trên đây sẽ tạo nên sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế, sức cạnh tranh quốc gia.

Thứ hai, trên thế giới sự “phân phối” lợi ích của toàn cầu hoá là không đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, ở mỗi quốc gia sự “phân phối” lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cuầ hoá. Đây cũng là một thách thức đòi hỏi chúng ta phải có chính sách an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng: “tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển…

Cuốn sách này tập trung chủ yếu vào các chủ đề: (1) những vấn đề cơ bản về hội nhập và phát triển bềnvững của kinh tế Việt Nam; (2) các ngành kinh tế và vùng lãnh thổ Việt Nam trong tiến trình hội nhập; (3) doanh nghiệp và doanh nhân trong hội nhập.
Các chủ đề nêu trên được lựa chọn không chỉ vì tầm quan trọng của vấn đề, mà còn là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Mời bạn đón đọc.





 
Mua ở đâu?